Thân tặng các thầy cô và các em 101 đề đọc hiểu có đáp án môn Văn. Đây là tài liệu quý giá cho các thầy cô trong quá trình ôn luyện, ra đề, cho các em trong quá trình ôn thi.
Các thầy cô có thể tải về bộ đề đọc hiểu môn Văn có đáp án hay nhất TẠI ĐÂY.
Dưới đây là một số đề mẫu
Đề 10 : Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 5 đến Câu 8:
“… Nguy hơn, thực phẩm bẩn chínhlà kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến nhiều thế hệ làm kiệt quệ giống nòi, người tiêu dùng có còn đủ tỉnh táo để phân biệt trong ma trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện ấy đâu là sạch, đâu là bẩn hay lực bất tòng tâm để rồi “nhắm mắt đưa chân”.
Nếu không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều. Mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nòi giống chẳng lẽ bó tay trước những người đang đầu độc dân tộc mình!
Phát triển sẽ là gì nếu không phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi trường lành mạnh, an toàn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội, nhưng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để đến lúc vô phương cứu chữa”.
(Trích Vấn nạn thực phẩm bẩn, chẳng nhẽ bó tay? – Th.s Trương Khắc Hà. (Theo báo Dân trí, Ngày 03/01/2016)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Tác giả đã chỉ ra những mối nguy hại nào của thực phẩm bẩn nếu không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn kịp thời? (0,5 điểm)
Câu 3. Hãy cho biết thái độ của tác giả khi bàn về thực phẩm bẩn? (0,25 điểm)
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì trước vấn nạn: “…thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc” ? Trả lời khoảng 5 – 7 dòng. (0,5 điểm)
Đáp án :
Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận.
Qua đoạn trích, hãy cho biết tác giả đã chỉ ra những mối nguy hại nào của thực phẩm bẩn: 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều; mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nòi giống sẽ không đạt kết quả.
Thái độ của tác giả: lo lắng, trăn trở, kêu gọi hành động.
– Trình bày suy nghĩ chân thành, sâu sắc: khẳng định tác hại của thực phẩm bẩn; lên án những hành vi nuôi trồng, buôn bán thực phẩm bẩn; ý thức chung tay cùng xã hội đẩy lùi thực phẩm bẩn bằng những hành động thiết thực,…
Đề 11: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
“ Đất nước tôi ba nghìn cây số biển Nhấp nhô ba nghìn đảo nhỏ, đảo to Cỏ ở đây ánh màu san hôđỏ
Biển chỉ xanh ở chỗ xa bờ…
Những hải đội dân binh Hoàng Sa đi giữ đất Cát vàng tươi rịn ướt Nồm, Nam
Gió biển đảo mặn mòi xanh cứng tóc Quả bàng vuông hình chiếc bánh chưng
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển Chữ S bao đời hình chiếc mỏ neo
Neo lịch sử qua thăng trầm biến động
Giữa khơi xa vẫn thong thả nhịp:“chèo”
Nhà Giàn dựng những tán cây bằng thép Bốn mùa tươi – không thể héo lá cờ!
Chim biển đứng co chân nhìn người không chớp mắt Khay rau viền xanh mướt những tâm tư”
(Trích Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển – Nguyễn Ngọc Phú, Làng biển Kim Đôi, 02/10/2011. Vietnamnet.vn)
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 2. Ý chí, quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: “Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển/ Chữ S bao đời hình chiếc mỏ neo”. (0,5 điểm)
Câu 4. Cảm nhận của anh/ chị về những tình cảm, cảm xúc của nhà thơ về biển đảo Tổ quốc được thể hiện qua đoạn thơ. (Trả lời khoảng 5 -7 dòng) . (0,5 điểm)
Đáp án :
Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ là: biểu cảm, miêu tả, tự sự.
2. Ý chí, quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh: những hải đội dân binh đi giữ đất, neo lịch sử qua thăng trầm, Nhà Giàn dựng những tán cây bằng thép, không thể héo lá cờ,…
3. -Biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên là so sánh (0,25).
-Hiệu quả: Gợi hình ảnh Tổ quốc Việt Nam với dáng vẻ vững vàng, chắc chắn trước phong ba bão táp, đó cũng là niềm tự hào dân tộc của nhà thơ.
4.
– Những tình cảm, cảm xúc của nhà thơ về biển đảo Tổ quốc được thể hiện trong đoạn thơ: xúc động, tự hào, ngợi ca vẻ đẹp biển đảo quê hương và ý chí quyết tâm bảo vệ biển đảo Tổ quốc của dân tộc từ bao đời nay,… (0,25)
– Nhận xét: tình cảm, cảm xúc chân thành,sâu lắng khơi gợi được những tình cảm đẹp về biển đảo, ý thức trách nhiệm tiếp nối truyền thống bảo vệ biển đảo Tổ quốc của cha anh từ bao đời nay,… (0,25)