Khi dạy học bài “Các phương châm hội thoại”, nếu học sinh được nghe kể về các truyện cười vi phạm các phương châm hội thoại, các con sẽ nhớ kiến thức hơn nhiều.
Các truyện cười sau cũng là tư liệu để các thầy cô soạn các bài tập củng cố, luyện tập.
I. PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG
1. Lợn cưới áo mới

Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen.
Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:
– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:
– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
–> Những cụm từ in đậm: con lợn cưới, từ lúc tôi mặc cái áo mới này chính là thông tin thừa, không cần thiết, vi phạm phương châm về lượng.
2. Ăn nói có đầu có đuôi
Một lão nhà giàu thường xấu hổ có anh đầy tớ tính bộp chộp. Lão mới gọi anh ta, bảo:- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi chi cả, người cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi, nghe không?Anh đầy tớ vâng vâng, dạ dạ.Một hôm, lão mặc quần áo sắp đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:- Thưa ông, con tằm nhả ra tơ, người ta mang tơ bán cho người Tàu, người Tàu đem dệt thành the rồi bán sang ta, ông mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo. Ông hút thuốc. Tàn thuốc rơi vào áo ông và áo ông đang cháy!–> Lời nói của anh đầy tớ quá dài dòng, chứa đựng những thông tin không cần thiết.
II. PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT
1. Thi nói khoác

Một hôm được nghỉ, bốn quan họp nhau đánh chén, nhân lúc cao hứng liền mở cuộc thi nói khoác. Quan thứ nhất nói:- Tôi còn nhớ, ngày tôi trọng nhậm ở huyện nọ, tôi được trông thấy một con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ!- Quan thứ hai nói: Thế đã lấy gì làm lạ. Tôi còn trăm thấy một sợ giăng thừng gấp mười cái cột đình làng này!- Quan thứ nhất biết ông kia nói lỡm mình, bèn chịu thua và giục quan thứ 3 lên tiếng.- Quan thứ ba nói: Tôi đã từng thấy một cây cầu dài lắm, đứng đầu này không thể trông thấy đầu kia. Chỉ biết rằng có hai bố con nhà nọ, kẻ ở bên này, người ở bên kia, mà chẳng bao giờ gặp nhau được. Lúc ông bố chết, người con nghe tin, vội vã sang đưa đám ma, nhưng kia qua cầu sang đến nơi thì đã đoạn tang được ba năm rồi.- Đến lượt quan thứ tư: Thế kể cũng đã ghê đấy.Nhưng tôi lại còn trông thấy 1 cái cây cao khiếp lắm! Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nữa chừng, chim đã nở đủ lông đủ cánh đã bay đi rồi.- Quan thứ ba hiểu ý muốn nói cây dùng để làm cái cầu mình nói nên đành chịu thua.- Bốn ông quan đắc ý, vỗ đùi cười ha ha. Bỗng có tiếng thét thật to làm các quan giật bắn người:- Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta!- Các quan sợ rung cầm cập ngơ ngác nhìn trước nhìn sau xem ai, thì té ra Anh lính hầu. Lúc ấy các quan mới lên giọng:- Thằng kia, mày định trói ai thế?- Bẩm quan, con thấy các quan thi nhau nói khoác thì con cũng nói khoác chơi đấy ạ!–> Những thông tin mà các nhân vật trong câu chuyện nói ra là thông tin không đúng sự thật,khoác lác.
2. Con rắn vuông
Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Bữa kia đi chơi về bảo vợ:
– Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.
Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ:
– Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như anh nói thế. Tôi nhất định không tin.
Chồng làm như thật:
– Thật quả có rắn như thế. Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.
Vợ bĩu môi:
– Cũng chẳng đến!
Chồng cương quyết:
– Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.
Vợ vẫn khăng khăng:
– Vẫn không dài đến nước ấy đâu!
Chồng rút lui một lần nữa:
– Lần này tôi nói thật nhé. Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân.
Vợ bò lăn ra cười:
– Con rắn anh thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại đến bốn mươi thước không kém một phân thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?
–> Những thông tin mà các nhân vật trong câu chuyện nói ra là thông tin không đúng sự thật,khoác lác.
3. Bắt được sợi dây
Một tên trộm bị bắt quả tang ăn trộm trâu. Người ta đóng gông giải lên huyện. Giữa đường có người hỏi :- Anh mắc tội gì mà nặng như thế ?nó trả lời vẻ tội nghiệp :- Tôi đi đường bắt được sợi dây, thế mà bị đóng gông như thế này đây !Người kia nghe thấy ngạc nhiên hỏi :- Chẳng lẽ chỉ bắt được có sợi dây mà bị đóng gông giải huyện?Tên ăn trộm nói :- Bởi vì đầy dây có buộc 1 vật.- Vật gì làm vậy ?Nó nói :- Con trâu.–> Tên trộm đã nói sai sự thật để giảm nhẹ tội của mình.
III. PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
1. Còn gì bằng
Có một anh chàng ngốc đến nỗi tí gì cũng không biết, đi đâu vợ cũng phải dạy trước dạy trước dạy sau. Cả từ cách ăn đến cách nói. Vì vậy, người làng gọi anh ta là Ngốc và lâu dần quên hẳn tên thực anh ta.
Một hôm, Ngốc ra tỉnh thăm hỏi bà con. Vợ gọi lại dặn:
– Ra đến nơi người ta có hỏi: “Anh Ngốc ra chơi đó phải không?”, thì bảo
“Vâng chính tôi là ngốc đây ạ!”. Người ta hỏi: “Anh đi với ai?”, thì bảo
“Có một mình thôi ạ!”. Nếu có hỏi: “Anh hãy ở chơi dăm ba hôm”, thì đáp:
“Tôi ở nhà chỉ mong như thế, nay được thoả mong ao ước, thật còn gì bằng!”
Ngốc ra đi, nhẩm mãi mấy lời vợ dặn, sợ nhỡ quên lời nào thì người ta chê cười chết.
Ra đến chợ, thấy một đám đông, anh ta len vào xem. Thì ra đó là một vụ giết người, kẻ bất hạnh nàm đấy mà hung thủ đã tẩu thoát mất rồi.
Khi nhà chức trách đến làm biên bản, mọi người vội tránh xa, sợ vạ lây, chỉ một mình Ngốc lấn vào xem. Quan giữ lấy hỏi:
– Anh có biết ai giết không?
Sực nhớ đến lời vợ dặn, Ngốc nói luôn:
– Vâng chính tôi là Ngốc đây ạ!
– Một mình anh hay có ai nữa không?
Ngỗng lại bình tĩnh nói:
– Có một mình tôi thôi ạ!
Quan nghe nói bèn quát lính:
-Trói cổ thàng này lại, giải đi.
Ngốc nghĩ nên nói nốt câu thứ ba cho đủ lời vợ dặn, liền tiếp:
– Tôi ở nhà chỉ mong như thế, nay được thoả lòng ao ước thật không gì bằng!
2. Ai đã lấy nỏ thần

Trong giờ Lịch Sử, kiểm tra bài cũ, Thầy giáo gọi Tèo lên bảng và hỏi:
– Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
– Dạ thưa thầy, em không biết. Nhưng em thề là em không lấy.
Thầy bực quá nên đuổi Tèo về chỗ và hỏi cả lớp:
– Cả lớp, ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Không cánh tay nào giơ lên. Thầy gọi:
– Lớp trưởng nào. Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Lớp trưởng rụt rè đứng dậy:
– Dạ thưa thầy, em xin cam đoan với thầy là lớp em không ai lấy đâu ạ.
– Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
– Dạ thưa thầy, em không biết. Nhưng em thề là em không lấy.
Thầy bực quá nên đuổi Tèo về chỗ và hỏi cả lớp:
– Cả lớp, ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Không cánh tay nào giơ lên. Thầy gọi:
– Lớp trưởng nào. Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Lớp trưởng rụt rè đứng dậy:
– Dạ thưa thầy, em xin cam đoan với thầy là lớp em không ai lấy đâu ạ.
Thầy giáo bèn yêu cầu Tèo mời phụ huynh đến gặp để bàn về việc học của Tèo. Nhưng, khi gặp phụ huynh, thầy chưa kịp lên tiếng thì phụ huynh đã nói:
– Thầy xem xét lại cho, chứ thằng Tèo nhà tôi ngoan ngoãn, hiền lành, chưa ăn trộm, ăn cắp cái gì của ai bao giờ cả. Mong thầy suy xét.
– Thầy xem xét lại cho, chứ thằng Tèo nhà tôi ngoan ngoãn, hiền lành, chưa ăn trộm, ăn cắp cái gì của ai bao giờ cả. Mong thầy suy xét.
Buồn quá, thầy giáo đem chuyện này nói với hiệu trưởng. Nào ngờ thầy hiệu trưởng phán:
– Hư thật, mới học lớp 10, mà đã ăn trộm, ăn cắp rồi. Bé thì trộm cái nỏ thần, lớn lên, thế nào cũng tham ô, tham nhũng. Phải đuổi học ngay!!!
– Hư thật, mới học lớp 10, mà đã ăn trộm, ăn cắp rồi. Bé thì trộm cái nỏ thần, lớn lên, thế nào cũng tham ô, tham nhũng. Phải đuổi học ngay!!!
Phụ huynh của Tèo biết chuyện, bèn vác đơn kiện lên Sở. Mọi người trên Sở cười lăn, cười bò. Duy chỉ có Giám đốc là mặt tái đi:
– Hiệu trưởng như thế không được. Có mỗi cái nỏ thần mà cũng định đuổi học con nhà người ta. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực gì mà lại làm như thế! Bảo với ”anh” Dương Vương làm báo cáo, nỏ thần hết bao nhiêu tiền thì trích ra mua, mà đền, có gì mà phải làm ầm ĩ lên!
– Hiệu trưởng như thế không được. Có mỗi cái nỏ thần mà cũng định đuổi học con nhà người ta. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực gì mà lại làm như thế! Bảo với ”anh” Dương Vương làm báo cáo, nỏ thần hết bao nhiêu tiền thì trích ra mua, mà đền, có gì mà phải làm ầm ĩ lên!
Không biết kẻ nào mách lẻo, chuyện đến tai Bộ. Các chuyên viên trên Bộ cười ha hả. Nhưng bà Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính thì cau mày:
– Giám đốc như thế không được! Bạ cái gì cũng lấy ngân sách ra mà đền thì tiền đâu cho đủ! Phải bắt nhà học sinh đền. Nếu không, ”đồng chí” Dương Vương phải tự đi mua cái mới. Có mỗi cái nỏ, mà cũng không giữ nổi, lại còn báo cáo cấp trên.
– Giám đốc như thế không được! Bạ cái gì cũng lấy ngân sách ra mà đền thì tiền đâu cho đủ! Phải bắt nhà học sinh đền. Nếu không, ”đồng chí” Dương Vương phải tự đi mua cái mới. Có mỗi cái nỏ, mà cũng không giữ nổi, lại còn báo cáo cấp trên.
IV. PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC
1. Mất rồi cháy
Một người có việc đi xa, dặn con:
– Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố cháu đi vắng nhé!
Sợ con mãi chơi quên mất, ông ta viết một tờ giấy, đưa con, bảo:
– Có ai hỏi thì đưa cái giấy này.
Đứa con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, nó thắp đèn, lấy giấy ra xem, chẳng may để giấy cháy mất.
Hôm sau có người khách lại chơi, hỏi:
– Bố cháu có nhà không?
Thằng bé ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào tui không thấy giấy, liền nói:
– Mất rồi.
Ông khách sửng sốt:
– Mất bao giờ?
– Thưa… tối hôm qua.
– Sao mà mất nhanh thế?
– Cháy ạ!
– Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố cháu đi vắng nhé!
Sợ con mãi chơi quên mất, ông ta viết một tờ giấy, đưa con, bảo:
– Có ai hỏi thì đưa cái giấy này.
Đứa con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, nó thắp đèn, lấy giấy ra xem, chẳng may để giấy cháy mất.
Hôm sau có người khách lại chơi, hỏi:
– Bố cháu có nhà không?
Thằng bé ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào tui không thấy giấy, liền nói:
– Mất rồi.
Ông khách sửng sốt:
– Mất bao giờ?
– Thưa… tối hôm qua.
– Sao mà mất nhanh thế?
– Cháy ạ!
V. PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ
* Một số câu ca dao, tục ngữ về phương châm lịch sự:
– Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
– Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng
– Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe