• Giới thiệu
  • Liên hệ
Thứ Hai, Tháng Hai 6, 2023
Tư liệu Ngữ Văn THCS
  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi
Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
Tư liệu Ngữ Văn
Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Văn 8

Tổng hợp Bộ đề thi Khảo sát chất lượng Văn 8 đầu năm

Cherry Chan Đăng bởi Cherry Chan
10/08/2022
trong Văn 8
0
Default Image
197
Chia sẻ
3.3k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Tư liệu  Ngữ văn THCS xin gửi tặng thầy cô và các em Bộ đề thi Khảo sát chất lượng Văn 8 đầu năm. Tài liệu được Tư liệu Ngữ văn tổng hợp từ nhiều nguồn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho thầy cô và các em trong quá trình ôn tập môn Ngữ văn.

Tham khảo thêm

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Đề thi học sinh giỏi Văn 8

Đọc thêm về Đôn Ki-hô-tê và đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” – Ngữ văn 8

MỜI THẦY CÔ VÀ CÁC EM BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI VỀ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VĂN 8.

 

ĐỀ SỐ 01 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VĂN 8

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM LỚP 8 MÔN VĂN 2015
TRƯỜNG THCS THANH THÙY – THANH OAI – HÀ NỘI.

Câu 1 đề khảo sát chất lượng Văn 8: (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới
Tôi đi học - Redsvn.net
( 1) Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. (2 ) Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. (3 ) Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
(Theo Ngữ văn lớp 8, tập 1 trang 6)
a ) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b ) Nêu nội dung đoạn văn?
c )Ý nghĩa của phép so sánh trong câu 2?

Câu 2 đề khảo sát chất lượng Văn 8
: (7 điểm)

Tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí đó.
Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Trường Trung Cấp Nghề  Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá
TẢI VỀ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VĂN 8.

 


 

PHÒNGGD-ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH THÙY

HD CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VĂN 8

NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN NGỮ VĂN lớp 8

Câu 1 đề khảo sát chất lượng Văn 8
:

a ) Đoạn văn trên trích trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh 0,5đ
b ) Nội dung: Tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp, lo lắng của Nhân vật tôi và các bạn cùng tuổi khi ở sân trường 1đ
c )Ý nghĩa của phép so sánh: 1,5đ
– Hình ảnh chim con được để dùng để diễn tả  tâm trạng của ”tôi” và các cô cậu lần dầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ được khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân tròi kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy
– Qua đó, ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô  bèbạn của nhà văn.
Câu 2:
I. YÊU CẦU CHUNG:
– Biết cách làm bài văn lập luận chứng minh.
– Vận dụng dẫn chứng và lí lẽ chính xác, đầy đủ để làm sáng tỏ nội dung đề bài.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
MB:: (0,5đ)
Nêu vấn đề: nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Thân bài: (5,5đ)
Ý 1: Nêu những biểu hiện của đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:
– Những lễ hội của cả nước, của các địa phương nhằm tưởng nhớ tổ tiên, anh hùng dân tộc;
– Các ngày kỉ niệm: Ngày thương binh liệt sĩ, Ngày nhà giáo, Ngày thầy thuốc…;
– Các ngày cúng giỗ của các gia đình…
Ý 2: Phân tích ý nghĩa cụ thể của những biểu hiện nêu trên: (Phần này nên lồng ghép với mục 2.1.).
Ý 3:. Khẳng định lại vấn đề: nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Kết bài: (0,5đ)
Phát biểu suy nghĩ của bản thân về đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
LƯU Ý: Học sinh có thể trình bày các dẫn chứng và lí lẽ khác nhau, giáo viên căn cứ vào mức độ chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục để đánh giá và cho điểm bài.

ĐỀ SỐ 02 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VĂN 8

ĐỀ KSCL ĐẦU NĂM MÔN TOÁN, VĂN LỚP 8 NĂM 2015 -2016 KIM SƠN – NINH BÌNH
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 8
ĐẦU NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN : NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 90 PHÚT
(KHÔNG KỀ THỜI GIAN PHÁT ĐỀ)

1 (2,0 điểm):

Câu đặc biệt trong các câu sau có tác dụng gì?
a) Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của Bác Tài Phán từ từ trôi.
b) Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo, tiếng vỗ tay.
c) “Trời ơi!” cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.
d) An gào lên:
– Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!
– Chị An ơi
2 (3,0 điểm):
Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong 2 bài ca dao sau?
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
3 (5,0 điểm):
Giải thích điều nhắn nhủ trong câu ca dao sau:
 Nhiễu điều phủ lấy giá giương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Ca dao “Thân em như tấm lụa đào/Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” - Gõ  Tiếng Việt

TẢI VỀ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VĂN 8.


 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VĂN 8

1: (2 điểm) – mỗi ý xác định đúng 0.5 đ
a) Xác định thời gian nơi chốn diễn ra sự việc.
b) Liệt kê thông báo sự tồn tại của hiện tượng.
c) Bộc lộ cảm xúc.
d) Gọi đáp.
2 (2.5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều các khác nhau xong phải đảm bảo các ý sau:
– Bài thứ nhất: là một so sánh đẹp, người con gái đang tuổi mới lớn đầy sức sống tươi trẻ như chẽn lúa đòng đòng đang thời kỳ phát triển đâm trồi nảy lộc dưới ánh nắng hồng. Một vẻ đẹp trẻ trung, yêu đời, đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. (1.5 điểm)
– Bài thứ hai: Cũng là một hình ảnh so sánh về người con gái với tấm lụa đào nhưng mỏng manh yếu đuối. Câu ca dao gợi lên những thân phận tội nghiệp cay đắng của người phụ nữ, nêu lên sự đồng cảm sâu sắc về nỗi khổ của họ, số phận bị phụ thuộc, chìm nổi (phất phơ giữa chợ nơi mà mọi người tự do buôn bán trao đổi, nơi mà khi đó con người có thể bị coi là hàng hóa để mua bán trao đổi), lênh đênh vô định (vào tay ai? Người tốt người xấu), không có quyền tự mình quyết định cuộc đời.  Đồng thời bài ca dao có thể như lời phản kháng về sự bất công thiệt phận của người phụ nữ bình dân trong xã hội cũ. (1.5 điểm)
3 (5 điểm):
– Bố cục đầy đủ 3 phần:.
– Đúng thể loại văn nghị luận giải thích, có dẫn chứng sinh động lời văn rõ ràng, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp
* Mở Bài : Giới thiệu khái quát nội dung câu tục ngữ. (0.5đ)
* Thân Bài: Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ: (4 đ) qua đó ta hiểu ông cha ta muốn nhắn nhủ ta điều gì. Giải thích vì sao ông cha ta lại khuyên chúng ta điều đó. Chứng minh đạo lý mà ông cha ta đã nhắn nhủ qua câu ca dao
+ Sự yêu thương đùm bọc trong gia đình
+ Sự yêu thương giúp đỡ nhau ở ngoài xã hội.
Phê phán những người đi ngược lại đạo lí của dân tộc
* Kết Bài:
Nêu ý nghĩa và bài học trong lời khuyên của ông ta trong câu ca dao (0.5đ)
ĐỀ SỐ 02 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VĂN 8

ĐỀ KSCL ĐẦU NĂM MÔN TOÁN, VĂN LỚP 8 NĂM 2015 -2016 KIM SƠN –

NINH BÌNH

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 8
ĐẦU NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN : NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 90 PHÚT
(KHÔNG KỀ THỜI GIAN PHÁT ĐỀ)

1 (2,0 điểm):
Câu đặc biệt trong các câu sau có tác dụng gì?
a) Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của Bác Tài Phán từ từ trôi.
b) Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo, tiếng vỗ tay.
c) “Trời ơi!” cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.
d) An gào lên:
– Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!

Tổng hợp đề KSCL đầu năm Văn 8 Tulieunguvan.com
– Chị An ơi
2 (3,0 điểm):
Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong 2 bài ca dao sau?
 Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
 Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
3 (5,0 điểm):
Giải thích điều nhắn nhủ trong câu ca dao sau:
Nhiễu điều phủ lấy giá giương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VĂN 8
MÔN NGỮ VĂN Lớp 8

1: (2 điểm) – mỗi ý xác định đúng 0.5 đ
a) Xác định thời gian nơi chốn diễn ra sự việc.
b) Liệt kê thông báo sự tồn tại của hiện tượng.
c) Bộc lộ cảm xúc.
d) Gọi đáp.
2 (2.5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều các khác nhau xong phải đảm bảo các
ý sau:
– Bài thứ nhất: là một so sánh đẹp, người con gái đang tuổi mới lớn đầy sức sống tươi trẻ
như chẽn lúa đòng đòng đang thời kỳ phát triển đâm trồi nảy lộc dưới ánh nắng hồng.
Một vẻ đẹp trẻ trung, yêu đời, đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. (1.5 điểm)
– Bài thứ hai: Cũng là một hình ảnh so sánh về người con gái với tấm lụa đào nhưng
mỏng manh yếu đuối. Câu ca dao gợi lên những thân phận tội nghiệp cay đắng của người
phụ nữ, nêu lên sự đồng cảm sâu sắc về nỗi khổ của họ, số phận bị phụ thuộc, chìm nổi
(phất phơ giữa chợ nơi mà mọi người tự do buôn bán trao đổi, nơi mà khi đó con người
có thể bị coi là hàng hóa để mua bán trao đổi), lênh đênh vô định (vào tay ai? Người tốt
người xấu), không có quyền tự mình quyết định cuộc đời.  Đồng thời bài ca dao có thể
như lời phản kháng về sự bất công thiệt phận của người phụ nữ bình dân trong xã hội cũ.
(1.5 điểm)
3 (5 điểm):
– Bố cục đầy đủ 3 phần:.
– Đúng thể loại văn nghị luận giải thích, có dẫn chứng sinh động lời văn rõ ràng, giàu
cảm xúc, trình bày sạch đẹp
* Mở Bài : Giới thiệu khái quát nội dung câu tục ngữ. (0.5đ)

Tổng hợp đề KSCL đầu năm Văn 8 Tulieunguvan.com
* Thân Bài: Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ: (4 đ) qua đó ta hiểu ông
cha ta muốn nhắn nhủ ta điều gì. Giải thích vì sao ông cha ta lại khuyên chúng ta điều đó.
Chứng minh đạo lý mà ông cha ta đã nhắn nhủ qua câu ca dao
+ Sự yêu thương đùm bọc trong gia đình
+ Sự yêu thương giúp đỡ nhau ở ngoài xã hội.
Phê phán những người đi ngược lại đạo lí của dân tộc
* Kết Bài:
Nêu ý nghĩa và bài học trong lời khuyên của ông ta trong câu ca dao (0.5đ)
—-
Tham khảo bài của học sinh
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình
nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc.
“Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ
lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá
gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách
rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu
thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong
cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong
một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức
mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một
nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng,
cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm
động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không
ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc
giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt
đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần
sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc
sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân
ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người
nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với
cuộc sống bình thường.
Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần tránh quan
điểm : “Đèn nhà ai người ấy rạng.”, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ

Tổng hợp đề KSCL đầu năm Văn 8 Tulieunguvan.com
hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân
thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí
tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung
quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm
bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát
huy truyền thống tốt đẹp đó.
Ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời. Vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết
của nhân dân ta. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt
đẹp đó.

TẢI VỀ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VĂN 8.
Xem thêm:
  • Tuyển tập đề thi vào 10 chuyên Sư phạm
  • Tổng hợp Bộ đề khảo sát chất lượng Ngữ văn 7
  • Tổng hợp Bộ đề khảo sát chất lượng Ngữ văn 8
  • 100 đề kiểm tra Ngữ văn 6
  • 100 Đề Kiểm Tra Ngữ Văn 6 (Biên Soạn Theo Chương Trình Mới)
Chia sẻ79Tweet49
Cherry Chan

Cherry Chan

THAM KHẢO THÊM

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8
Học sinh giỏi

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Đăng bởi Cherry Chan
29/07/2022
Pac Bo 700
Học sinh giỏi

Đề thi học sinh giỏi Văn 8

Đăng bởi Cherry Chan
04/08/2022
Danh Nhau Voi Coi Xay Gio 700
Khác

Đọc thêm về Đôn Ki-hô-tê và đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” – Ngữ văn 8

Đăng bởi Cherry Chan
02/08/2022
Bi Quyet Tang Nhanh Diem Kiem Tra Ngu Van 9 1.png
Khác

Sách tham khảo – Tài liệu chuyên Văn Trung học cơ sở Lớp 8

Đăng bởi Cherry Chan
02/08/2022
Bài tiếp
Ngu Van Lop 7

Tổng hợp Bộ đề thi Khảo sát chất lượng Văn 7

Bài mới

50 đề thi Ngữ văn 9 – ôn luyện vào 10

02/02/2023
Bi Quyet Thanh Cong 1

01 bài văn hay: Bản chất của thành công

16/09/2022
Tac Gia Tac Pham Bay Chim Chia Voi 2

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 theo thể loại – Chương trình mới

25/08/2022
Bai Van Thuyet Minh Ve Tac Gia Nguyen Du So 3 611882

Hiểu thêm về 4 tên gọi của Nguyễn Du

16/08/2022
Giao An Van 7

Giáo án Văn 7 trọn bộ Word và PPT: Bộ kết nối tri thức và cuộc sống

09/08/2022
Tac Gia Tac Pham Bay Chim Chia Voi 2

Giáo án Văn 7 Kết nối tri thức Bài 1 – Bầu trời tuổi thơ

01/08/2022
Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

29/07/2022
Download

52 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ÔN THI VÀO 10

19/07/2022
9 De Doc Hieu Dong Chi

Bộ đề đọc hiểu văn bản “Đồng chí” – Ngữ văn 9

20/07/2022
Tư liệu Ngữ Văn THCS

Tổng hợp các tài liệu, đề ôn thi các khối THCS, giúp ôn tập và tăng cường kiến thức cho giáo viên và học sinh.

TAGS

giáo án giáo án Văn Giáo án Văn 7 hiểu về tác phẩm Nam Cao nghị luận xã hội Ngữ văn 8 thi vào 10 thành ngữ thơ trữ tình truyện cổ tích trắc nghiệm văn tài liệu chuyên văn tác giả trong nhà trường Tác giả và tác phẩm Văn 9 Ôn thi vào 10 ôn tập ôn tập Ngữ văn 9 Đánh nhau với cối xay gió Đề đọc hiểu đề thi vào 10 môn Văn đề thì vào 10

FANPAGE

  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi

© 2022 Tư liệu Ngữ Văn .

Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi

© 2022 Tư liệu Ngữ Văn .