TỪNG CHƯƠNG “NHỮNG NGÀY THƠ ẤU”
Thu Nguyen Ngoc
CHƯƠNG I : Tiếng kèn ….
Nhân vật tôi ( Nguyên Hồng ) sinh ra trong một gia đình khá giả. Người cha làm cai ngục, người mẹ là con gái trong một gia đình buôn bán nhỏ. Họ lấy nhau vì gia đình 2 bên cưỡng ép chứ không thật lòng thương yêu nhau.
Tình cảm vợ chồng ngày càng nhạt nhẽo đến nỗi người vợ có tình ý với cai H.- một cai tù thổi kèn trắng trẻo thư sinh, mà người chồng vẫn không thèm ghen tuông để ý, mặc kệ tiếng đồn gần xa trong gia đình, họ hàng, kẻ thân thuộc nhờ vả, kể cả khi bé Quế được sinh ra . Bé Hồng tuy còn nhỏ nhưng đã phải tiếp xúc với những giọng điệu soi mói, hằn học của họ hàng bên nội. Trong tâm trí bé Hồng sự ngây thơ bị xói mòn hàng ngày theo tiếng kèn sáng chiều bằng đủ lời châm chọc ác ý .
CHƯƠNG II : Chúa thương xót chúng con
Người cha bé Hồng bỏ việc nhà nước, mang bàn đèn về nghiện ngập, không màng đến chuyện nhà cửa, vợ con …. Dẫn đễn phải bán nhà từ đường, chia chác tài sản. Rồi ông bỏ nhà ra đi, không căn dặn bất cứ chuyện gì. Bò lại hai đứa con thương nhớ cha qua việc hàng ngày mơ màng cưỡi hai mảnh vỏ rùa cha để lại đi tìm cha không thiết đến chuyện học hành. Bỏ lại người vợ tủi phận, lặng im. Bỏ lại người mẹ cả cuộc đời bị áp chế với những quan niệm thành kiến, sống luôm thuộm với những đứa con còn sót lại sau 13 kì sinh nở, chỉ biết kêu rên khi gia đình chia rẽ và chỉ ngồi cầu chúa thương xót chúng con trong tâm trạng ngày càng khô cứng tuyệt vọng khi đứa con trai duy nhất bỏ đi
Nhà càng ngày càng túng thiếu, đã buộc phải bán lần bán hồi các tài sản trong nhà để mua thuốc phiện cho cha bé Hồng và các thứ sinh hoạt trong nhà. Một người cha và một người mẹ tính tình khác nhau, không hiểu biết, không yêu nhau và gần như khinh miệt nhau, mà phải gần gũi nhau trước hai đứa con nhỏ nhởn nhơ ăn chơi và một người mẹ già đã ngoài tám mươi tuổi,. Những đêm lạnh mà dài để mà thao thức lo toan, bàn tán, vun đắp cho nhà cho cửa cho tuổi già, cho con cái là những đêm một người thiếp đi trong khói thuốc phiện, một người thì âm thầm trằn trọc. Người thứ nhất chán ngán như không còn biết sống. Người thứ hai câm lặng chua xót, thấy sự sống trong tình thương yêu con vẫn lạnh lẽo, thiếu thốn, và cả hai đều thấm thía thấy rằng sẽ dần chết, chết vì chán ghét đau đớn…
Mẹ bé Hồng đã dắt em Quế bỏ đi xa sau những tháng ngày cực nhọc mà vẫn không thể gánh nổi gánh bàn đèn. Bé Hồng ăn cắp tiền mua thuốc phiện và hàng ngày lê la trên các con phố để đánh đáo ăn tiền, và dần dần thành một tay đánh đáo sành sỏi. Vì thiếu thuốc, cha bé Hồng đã bắt bé Hồng đưa tiền mua thuốc mặc kệ cái nhìn uất ức và khinh rẻ của đứa con…
CHƯƠNG IV : Trong lòng mẹ
Sau khi bố mất, mẹ bé Hồng bỏ đi tha hương cầu thực, để bé sống trong sự lạnh lùng, cay nghiệt của họ hàng. Một hôm, người cô hỏi bé Hồng có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ không, bé toan trả lời có nhưng chợt nghĩ đến giọng nói rất kịch và nụ cười xảo trá nên đành im lặng. Chú bé Hồng biết rằng khi nhắc đến mẹ mình, bà cô chỉ muốn gieo rắc vào đầu chú những hoài nghi để “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ. Khi đứa bé khốn khổ sắp khóc, bà cô còn vỗ vai tươi cười: “Mẹ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu”. Những lời nói ấy không thể làm bé Hồng ghét mẹ, ngược lại chú càng hiểu và cảm thông cho mẹ hơn. Chú bé căm phẫn những cổ tục đọa dày mẹ và muốn “vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát mới thôi”. Đến ngày giỗ thầy, mẹ bé Hồng về đem nhiều quà bánh cho bé. Tan trường, khi thoáng thấy bóng một người ngồi trên xe kéo trong giống mẹ, chú bé đã chạy theo í ới gọi to. Người mẹ tươi cười ôm lấy con mình, cho chú ngồi vào lòng. Trên đường về nhà, trong hơi ấm của mẹ, chú chẳng mảy may để ý đến những lời nói thâm độc của bà cô…
Mẹ bé Hồng lại bỏ đi xa để buôn bán, để lại hi vọng cho 2 đứa trẻ là sẽ về mua quà bánh, cho tiền chúng vào ngày Noel. Hai đứa trẻ không ai quản, nhởn nhơ chơi đùa, Quế săn đón bạn học cũ xin tiền tranh mua quà bánh, Hồng lang thang đầu đường xó chợ đánh đáo ăn tiền….
Vào ngày Noel, bé Hồng nhìn thấy sự phân biệt của bọn Tây đầm, của những người dự lễ nên bỏ nhà thờ đi chơi
Và đám tang của cha bé Hồng vào ngày rằm tháng tám chỉ có hai đứa bé theo sau là khóc thật sự
CHƯƠNG VI : Trong đêm đông
Nhật kí của bé Hồng những ngày cơ cực, bị họ hàng khinh rẻ chèn ép, bị chửi mắng vì mẹ đĩ theo giai, bị đối xử bất công, ăn uống thiếu thốn… khi bị buộc phải ở nhờ nhà cô ruột
Xen vào đó là những giấc mơ hạnh phúc, trong sáng : Hồng và em Quế chơi trò chơi hai nhà mạo hiểm với một cái rổ con đựng bỏng cốm, khoai lang, lạc rang và bánh khảo. một rổ to đầy những vỏ hến, hộp thuốc phiện, ống sữa bò hạng nhỏ, dao, thớt con và những đôi đũa bằng những que tăm, chúng chơi trò chơi trong tình thân thiện , hi sinh. Và một giấc mơ của tuổi mới lớn : đi bên cạnh một cô bé tên Thu, một cô bé học trò mảnh dẻ dịu dàng sau một tình huống làm quen bất ngờ
Mẹ Hồng hỏi Hồng về việc đưa em bé về. Thái độ của Hồngbật lên rất nhanh:-Mợ không sợ ai hết! Mợ cứ đường hoàng đưa em về.
Không có ai chăm sóc, bé Hồng lang thang ngoài đường và sa vào nghiện đánh đáo ăn tiền, Hồng phát minh ra cách đánh đáo mới, kiếm được nhiều tiền xu với đồng xu cái mà cậu cho rằng là đồng xu quý giá hơn bất kì kho tàng nào
CHƯƠNG VIII : Sa ngã
Hồng ngày càng sống du đãng hơn khi trong căn phòng nhỏ ở nhờ của cậu càng thiếu vắng tình thương. Hồng đã biết trêu tức bà nội già khi bị chửi mắng, biết cách trả đòn khi bị cô cạnh khóe người mẹ bỏ xứ ra đi … Hồng đã chung đụng với tụi trẻ lêu lổng mất dạy. ăn cánh với các đứa gian ngoan, ngạo ngược, bóc lột những đứa khờ khệch bằng các môn đáo, những đứa mà đời du đãng chưa dạy cho biết những mánh khóe ranh mãnh. Trong tâm trí cậu chỉ là “ những đồng trinh la liệt trên mặt dất, những quân bài dở dằn xuống vất lên và những tiếng tiền reo sang sảng trong chiếc bát sắt và đĩa sắt. Được thua không cần tính toán gì cả. Phải lăn vào mà chơi đã! Sáng sớm, giữa trưa, chiều, khuya… no, đói, bài học thuộc hay không, bài làm chậm trễ đúng hay sai… bà tôi, nhà cửa, thầy giáo, giờ học, cuộc thi hàng tháng, điểm đức dục… tôi không hề nghĩ đến. Tất cả hình ảnh ở trước mắt tôi, và trong trí tưởng chỉ là ngoài đường, đám đáo, đám bạc và rạp hát, rạp chiếu bóng…”
CHƯƠNG IX : Một bước ngắn
Hồng bị thầy giáo đánh oan bởi một lầm lỗi không do cậu gây ra trước lớp. Bị phạt quỳ và bị đối xử không công bằng, Hồng đã bỏ lớp ra ngoài sau những cố gắng chuộc lỗi ….