I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Tế Hanh (1921 – 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh ra tại một làng chài ven biển Quảng Ngãi.
![]() – Ông có mặt trong phong trào Thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết.
![]() Ảnh – Vùng đất Quảng Ngãi
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
Năm 1939, lúc nhà thơ 18 tuổi, đang là học trò sống xa quê (từ Quảng Ngãi ra học ở Huế). Bài thơ được viết trong cảm xúc nhớ nhà, nhớ quê với một tấm lòng trong trẻo, thuần hậu.
à Quê hương trở thành một ám ảnh đi về trong thơ Tế Hanh. Tế Hanh được gọi là “nhà thơ của quê hương”.
Bài thơ được rút từ tập Nghẹn ngào (1939), sau in trong tập Hoa niên (1945).
b. Bố cục: 4 phần
Phần 1: hai câu đầu – Giới thiệu chung về làng quê
Phần 2: sáu câu tiếp theo – Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong buổi sáng mai hồng
Phần 3: tám câu tiếp theo – Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
Phần cuối – bốn câu thơ cuối: Nỗi nhớ làng, nhớ biển, nhớ quê hương
Hai phần thơ: phần 2,3 là đặc sắc nhất của bài thơ.
|
c. Thể thơ: tám chữ
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hình ảnh quê hương và cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá
– Giới thiệu về làng:
+ Nghề: chài lưới
+ Vị trí địa lý: Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông – cách giới thiệu dân dã, đậm chất sông nước.
– Hai tiếng “làng tôi” vang lên xiết bao tự hào, yêu thương.
* Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
– Thiên nhiên: Trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng -> Không gian thoáng đãng, rực rỡ, thời tiết thuận lợi
– Con người: Dân trai tráng: con người khoẻ mạnh trẻ trung è Báo hiệu sự thuận lợi khi trở về.
– Chiếc thuyền: Hăng như con tuấn mã- phăng mái chèo … vượt, rướn thân trắng…-> Nghệ thuật so sánh, nhân hoá dùng động từ mạnh.
-> Trạng thái phấn chấn, mạnh mẽ, khí thế, sôi nổi, hào hứng…
– Nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ, so sánh: Cánh buồm là biểu tượng là linh hồn trong làng chài. Nó tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho người dân chài nơi biển khơi.
Cánh buồm trắng căng phồng bay lướt trên dòng sông, đổ ra biển rộng, ngang dọc giữa biển khơi bát ngát chính là tâm hồn của những người dân chài căng tràn sức sống trong niềm vui lao động.
à Cánh buồm lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng.
|
à Đâu chỉ là mảnh hồn làng, đó còn là tâm hồn phóng khoáng, rộng mở của chính những con người vùng quê lộng gió biển khơi nữa. Nhà thơ đã biến cái vô hình trở thành cái hữu hình sống động.
à Hình ảnh quê hương và đoàn thuyền đi đánh cá hiện lên thật đẹp. Đó là cái đẹp của cuộc sống lao động hăng say mà yên bình, của những tâm hồn giản dị, hồn hậu.
2. Cảnh đoàn thuyền trở về
– Được miêu tả khá sinh động:
+ Ồn ào – Đông vui náo nhiệt đầy ắp tiếng cười.
+Tấp nập – Cuộc sống đầm ấm, no đủ hạnh phúc.
Nhờ ơn trời à Lòng biết ơn dành cho thiên nhiên, biển khơi à tâm hồn của con người mộc mạc, đẹp đẽ.
– Hình ảnh người dân chài được miêu tả thật cụ thể:
+ Làn da rám nắng- Hình ảnh khoẻ khoắn, vạm vở.
+ Cả thân …xa xăm – Giàu sức sống, cả thân hình như đượm nồng hương vị biển khơi.
à Hình ảnh người dân chài vừa thực vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường.
Câu thơ đầu được tả chủ yếu qua thị giác, qua quan sát. Nhưng câu thơ thứ hai, chắc rằng tác giả phải cảm nhận bằng tâm hồn và cảm xúc lãng mạn của mình. Sau một chuyến đi xa, hơi thở của biển khơi mặn mòi như ngấm vào từng thớ thịt của người dân chài yêu biển.
– Hai câu thơ tiếp theo miêu tả những chiếc thuyền về bến yên nghỉ sau một ngày lao động thật tài tình:
+ Con thuyền nằm im – mệt mỏi, say sưa, hài lòng à Nhân hoá
+ Nghe chất muối – cảm nhận tinh tế
à Con thuyền cũng như một thành viên của làng chài.
Liên hệ:
Cỏ xuân đầu bến xanh như khói
Thêm lại mưa xuân trời nước đầy
Đường nội vắng teo hành khách ít
Thuyền côi gác bãi ngủ thâu ngày
(Bến đò xuân đầu trại– Nguyễn Trãi)
à Con thuyền nghỉ ngơi luôn gợi lên khung cảnh yên bình, thơ mộng.
|
à Con người, cảnh vật và cuộc sống của quê hương được miêu tả với một tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng.
3. Nçi nhí quª h¬ng
– Đó là nỗi nhớ luôn thường trực.
– Tác giả nhớ về: Nước xanh, cá bạc, cánh buồm con thuyền, mùi vị của nước biển.
à Đó là tất cả màu sắc, mùi vị của làng chài…
à Quê hương của Tế Hanh có nét gì đó độc đáo, không thể lẩn với làng quê nào khác.
|
–> Gắn bó yêu thương xen lẫn tự hào.
III. Tổng kết
1. Nội dung
– Bài thơ nói lên sự gắn bó sâu nặng của Tế Hanh với quê hương. Bài thơ đã làm hiện trước mắt chúng ta hình ảnh một làng quê với những người dân chài và cuộc sống lao động của họ.
2. Nghệ thuật
|
Bài thơ trong sáng, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc. Lời thơ giản dị, giàu cảm xúc. Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, giàu giá trị.
Nguồn – Tư liệu Ngữ văn THCS