• Giới thiệu
  • Liên hệ
Thứ Tư, Tháng Hai 1, 2023
Tư liệu Ngữ Văn THCS
  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi
Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
Tư liệu Ngữ Văn
Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Văn 8

Phân tích văn bản “Nhớ rừng” – Thế Lữ

Cherry Chan Đăng bởi Cherry Chan
25/12/2018
trong Văn 8
0
Phân tích văn bản "Nhớ rừng" - Thế Lữ
76
Chia sẻ
1.3k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Tham khảo thêm

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Đề thi học sinh giỏi Văn 8

Đọc thêm về Đôn Ki-hô-tê và đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” – Ngữ văn 8

Nhớ rừng là văn bản mở đầu trong chương trình Ngữ văn 8, tập hai. Đây là một văn bản hay, nhưng cũng không dễ để tiếp cận. Tư liệu Ngữ Văn THCS xin gửi tới thầy cô và các em học sinh những nội dung chính, khái quát nhất của văn bản Nhớ rừng.

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ. Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới giai đoạn đầu.
– Bút danh của ông là một cách chơi chữ, đồng thời có ý nghĩa: người lữ khách trần thế, cả đời chỉ ham đi tìm cái đẹp để vui chơi:
“Tôi là người khách bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi”.
Tuy nhiên, thơ ông vẫn mang nặng tâm sự thời thế đất nước.
Image result for thế lữ
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
 Bài thơ Nhớ rừng được khơi nguồn cảm hứng trực tiếp từ những lần đi chơi, đi thăm vườn bách thú; sâu xa hơn là từ tâm sự, tâm trạng u uất của lớp trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội thực dân nửa phong kiến.
b. Bố cục: ba phần:
+ Khổ thơ đầu: Tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú.
+ Hai khổ thơ tiếp theo: Nhớ tiếc quá khứ.
+ Hai khổ thơ cuối: Trở về thực tại, càng tha thiết giấc mộng ngàn.
c. Thể thơ: tám chữ
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Tâm trạng của con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú
– Hành động:
+ Gậm: dùng răng miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một àsự gặm nhấm đầy uất ức và bất lực.
Image result for hổ trong nhớ rừng
+ khối căm hờn: cụ thể hóa cái vô hình àkhối căm hờn làm sao tan bớt được.
Nó gậm khối căm hờn không sao hóa giải được, không thể làm cách nào để tan bớt, vơi bớt. Căm hờn uất ức vì bị mất tự do, thành một tù nhân… tất cả kết tụ lại thành khối, thành tảng cứng như những chấn song cũi sắt lạnh lùng kia. Dùng động từ mạnh nhằm miêu tả tâm trạng của chúa sơn lâm, tạo thi hứng cho toàn bài.
+ Nằm dài
– Suy nghĩ: Khinh; lũ người: ngạo mạn, ngẩn ngơ, mắt bé.
– Hoàn cảnh:
+ Sa cơ, bị tù hãm
+ Trở thành trò lạ mắt, thứ đồ chơi
+ Sống cùng bọn gấu dở hơi, báo vô tư lự
– Tâm trạng:
àCăm hờn
à chán chường, buông xuôi, bất lực
à nhục nhã
=> Tâm trạng tủi nhục của vị chúa tể sa cơ lỡ vận, mất tự do.
2. Nhớ tiếc quá khứ.
– Cảnh rừng núi thiên nhiên: hùng vĩ, con hổ là chúa sơn lâm ngự trị trong vương quốc của mình.
– Hàng loạt các động từ, tính từ, danh từ được lựa chọn để làm nổi bật cảnh rừng đại ngàn: Bóng cả, cây già, gió gào, hét núi, lá gai, cỏ sắc, thảo hoa, thét, dữ dội.
– Trên cái nền thiên nhiên ấy, con hổ xuất hiện: Vừa mạnh mẽ vừa de doạ khôn khéo, nhẹ nhàng, vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển.
– Sự xuất hiện của hổ làm cho mọi vật đều im hơi.
– Tâm trạng: Hài lòng, tự hào, thoả mãn.
– Trong khổ thơ tiếp theo, tác giả đã vẽ lên một bức tranh tứ bình mà hình ảnh trung tâm là Chúa sơn lâm oai linh, dữ dội,và đầy lãng mạn.
– Đó là bốn cảnh:
Image result for nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
  + Đêm vàng – hổ uống ánh trăng tan
  + Ngày mưa chuyển bốn phương ngàn – vị chúa tể đứng ngắm giang san của mình.
  + Bình minh cây xanh nắng gội – vị chúa tể ngủ say trong giấc ngủ tưng bừng
  +  Hoàng hôn đỏ máu – chúa sơn lâm đợt “mặt trời chết”, chờ đợi khoảnh khắc cả giang sơn này thuộc về mình.
– Câu thơ cuối là một tiếng than đầy chua xót, tiếc nuối.
à Đó chính là tâm trạng của một lớp người thời nô lệ, nhớ tiếc về quá khứ hào hùng của dân tộc, đát nước mình.
–  Giọng thơ đầy hào hứng, bay bổng chuyển sang buồn thương nhớ tiếc mà vẫn rất tự nhiên, lôgíc.
à Quá khứ thật đẹp, thật oai hùng. Bởi vậy, trong thực tại tù túng, chật hẹp, hổ lại càng đau đớn, nhớ tiếc biết mấy khoảng thời gian mình được tung hoành, mình là chúa tể, mình được đắm chìm trong thiên nhiên tươi đẹp. Quá khứ ấy chẳng bao giờ trở lại được nữa, nên lòng ta lại càng đau đáu nhớ thương.
3. Niềm uất hận ngàn thâu trước cảnh tầm thường giả dối để càng theo giấc mộng nhớ rừng.
–  Cách nhìn của hổ rộng ra, tỉ mỉ, chi tiết hơn đoạn 1.  Đó là cảnh gọn gàng, sạch sẽ, được chăm sóc hằng ngày nhưng lại không hề thay đổi, nhàm chán, tầm thường giả dối.
  – Biểu hiện: nó thấp kém, tù hãm, chẳng thông dòng, không âm u bí hiểm..
– Nghệ thuật: Giọng giễu nhại, kệch cỡm, chê bai, coi thường của một thân tù nhưng vẫn muốn đứng cao hơn thực tại.
– Đoạn cuối : Từ “Hỡi” thể hiện sự chán ngán, u uất, thất vọng, bất lực
– Hổ chỉ có thể chìm sâu vào giấc mộng ngàn để gặp lại hình bóng của mình trong quá khứ vàng son.
à Trong tình cảnh hiện tại và tương lai chúa rừng không còn cách nào khác ngoài cách chấp nhận. Tuy nhiên không muốn đầu hàng chỉ còn cách mơ về thời vàng son của mình với :
         Khi đã buồn hiện tại
        Thì quay về mơ xưa.
III. Tổng kết
1. Nội dung
– Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để:
+ diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng.
+ thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt
– Khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của những người dân mất nước.
2. Nghệ thuật
– Hình ảnh ẩn dụ
– Cảm hứng lãng mạn
– Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình
– Ngôn ngữ, nhạc điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt
Nguồn – Tư liệu Ngữ văn THCS
Chia sẻ30Tweet19
Cherry Chan

Cherry Chan

THAM KHẢO THÊM

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8
Học sinh giỏi

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Đăng bởi Cherry Chan
29/07/2022
Pac Bo 700
Học sinh giỏi

Đề thi học sinh giỏi Văn 8

Đăng bởi Cherry Chan
04/08/2022
Danh Nhau Voi Coi Xay Gio 700
Khác

Đọc thêm về Đôn Ki-hô-tê và đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” – Ngữ văn 8

Đăng bởi Cherry Chan
02/08/2022
Bi Quyet Tang Nhanh Diem Kiem Tra Ngu Van 9 1.png
Khác

Sách tham khảo – Tài liệu chuyên Văn Trung học cơ sở Lớp 8

Đăng bởi Cherry Chan
02/08/2022
Bài tiếp

Hệ thống kiến thức văn bản "Khi con tu hú" (Tố Hữu)

Bài mới

Bi Quyet Thanh Cong 1

01 bài văn hay: Bản chất của thành công

16/09/2022
Tac Gia Tac Pham Bay Chim Chia Voi 2

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 theo thể loại – Chương trình mới

25/08/2022
Bai Van Thuyet Minh Ve Tac Gia Nguyen Du So 3 611882

Hiểu thêm về 4 tên gọi của Nguyễn Du

16/08/2022
Giao An Van 7

Giáo án Văn 7 trọn bộ Word và PPT: Bộ kết nối tri thức và cuộc sống

09/08/2022
Tac Gia Tac Pham Bay Chim Chia Voi 2

Giáo án Văn 7 Kết nối tri thức Bài 1 – Bầu trời tuổi thơ

01/08/2022
Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

29/07/2022
Download

52 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ÔN THI VÀO 10

19/07/2022
9 De Doc Hieu Dong Chi

Bộ đề đọc hiểu văn bản “Đồng chí” – Ngữ văn 9

20/07/2022
Page1

08 Đề đọc hiểu Chủ đề Truyện Kiều hay nhất

28/07/2022
Tư liệu Ngữ Văn THCS

Tổng hợp các tài liệu, đề ôn thi các khối THCS, giúp ôn tập và tăng cường kiến thức cho giáo viên và học sinh.

TAGS

giáo án giáo án Văn Giáo án Văn 7 hiểu về tác phẩm Nam Cao nghị luận xã hội Ngữ văn 8 thi vào 10 thành ngữ thơ trữ tình truyện cổ tích trắc nghiệm văn tài liệu chuyên văn tác giả trong nhà trường Tác giả và tác phẩm Văn 9 Ôn thi vào 10 ôn tập ôn tập Ngữ văn 9 Đánh nhau với cối xay gió Đề đọc hiểu đề thi vào 10 môn Văn đề thì vào 10

FANPAGE

  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi

© 2022 Tư liệu Ngữ Văn .

Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi

© 2022 Tư liệu Ngữ Văn .