• Giới thiệu
  • Liên hệ
Thứ Hai, Tháng Hai 6, 2023
Tư liệu Ngữ Văn THCS
  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi
Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
Tư liệu Ngữ Văn
Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Văn 9

Phân tích văn bản “Ngắm trăng – Đi đường” (Hồ Chí Minh) – Ngữ văn 8 tập 2.

Cherry Chan Đăng bởi Cherry Chan
13/01/2022
trong Văn 9
0
Default Image
75
Chia sẻ
1.2k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

 

Tham khảo thêm

50 đề thi Ngữ văn 9 – ôn luyện vào 10

Hiểu thêm về 4 tên gọi của Nguyễn Du

52 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ÔN THI VÀO 10

I /Đọc – tìm hiểu chung
1. Đọc
2.Tác giả, tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác:
+ Tháng 8/1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Đến Túc Vinh, người bị bắt giam, bị giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây trong suốt hơn một năm trời. Trong những ngày đó, Người đã viết Nhật kí trong tù.
Phân tích văn bản
+ Tập thơ gồm 133 bài thơ viết bằng chữ Hán, chủ yếu là thơ tứ tuyệt.
+ Tập thơ cho thấy ý chí cách mạng, tâm hồn cao đẹp và tài thơ xuất sắc của Hồ Chí Minh.
– Bài Ngắm trăng:
+ Là bài thơ số 21 trong tập “Nhật kí trong tù”
+ Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật
Bài thơ Ngắm trăng nằm sau bài thơ Học đánh cờ; trước bài thơ Trung thu à Có thể bài thơ được viết vào tháng 9/1942, khi bị giam ở nhà lao Tĩnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc).
b. Bài Đi đường.
+ Là bài thơ số 30 trong tập “Nhật kí trong tù”
+ Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
(Bản dịch: Lục bát)
II/ Đọc và tìm hiểu hai bài thơ.
A. NGẮM TRĂNG
1. Hai câu đầu.
 “Ngục trung, vô tửu diệc vô hoa
 Đối thử lương tiêu, nại nhược hà?”
– Bác ngắm trăng trong điều kiện: Trong nhà tù thân bị tù đày. Không có rượu, cũng chẳng có hoa như người xưa cần mỗi lúc ngắm trăng.
– Câu thơ thứ hai là một câu hỏi tu từ, thể hiện sự bối rối của Bác trước vẻ đẹp của trăng. Trăng thì đẹp quá, mà Người thì đang bị giam chốn tù ngục, không có rượu, không có hoa, cũng chẳng có tri kỉ để cùng thưởng trăng.
– Dù bối rối nhưng nhà thơ vẫn hướng ra song cửa nhà giam để ngắm trăng.
* Sống trong tù ngục thiếu đủ thứ nhưng nhà thơ vẫn vượt lên, vẫn tràn đầy cảm hứng trước cái đẹp.
  2. Hai câu cuối.
“Nhân hướng song tiền, khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích, khán thi gia.”
– Nghệ thuật: Nhân hoá, phép đối.
* Bác chủ động vượt lên hoàn cảnh để ngắm trăng. Song sắt của nhà tù chỉ giam được thể xác còn không thể giam được tâm hồn Bác.
Hai câu thơ thể hiện mối quan hệ đặc biệt, sự giao hoà thắm thiết giữa trăng và người. Phép đối và nhân hoá được sử dụng thành công. Người tù hướng ra ngoài cửa sổ say ngắm vầng trăng sáng, thầm thì tâm sự bằng trí tưởng tượng cùng chị Hằng. Và vầng trăng cũng chủ động vượt qua song sắt, qua khe cửa hẹp của nhà tù để đến với tri âm đến với nhà thơ. Cả hai đều chủ động tìm đến với nhau, giao hoà với nhau, ngắm nhau say đắm. Đó là tình cảm song phương mãnh liệt của cả hai người. Điều đó chứng tỏ Bác Hồ yêu trăng và say trăng từ lâu.
Hình ảnh cái song sắt sừng sững ngăn cáchgiữa người tù và trăng vừa có nghĩa đen và có nghĩa tượng trưng. Sức mạnh tàn bạo, lạnh lùng của nhà tù vẫn bất lực trước tâm hồn tự do của người tù cách mạng.
– Bác Hồ rất ít khi nhận mình là thi sĩ. Nhưng trong hoàn cảnh này, tù nhân đã hóa thành thi gia. Chỉ có tâm hồn của nhà thơ mới đủ đẹp để sánh đôi cùng vầng trăng thơ mộng kia. Chính vì thế, ta có thể coi đây là cuộc vượt ngục về tinh thần. Thân thể của Bác ở trong lao, nhưng tâm hồn đã vượt ra ngoài song sắt, hướng đến giao hòa cùng ánh trăng. Trong tù lúc này không còn tù nhân nữa, chỉ còn lại một thi gia đang say đắm ánh trăng mà thôi.
Bài thơ cho thấy một tinh thần lạc quan cách mạng, một phong thái tự chủ ung dung đáng ngưỡng mộ của Bác.
B. ĐI ĐƯỜNG.
1. Câu đầu (Khai đề)
“Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan”
(Đi đường mới biết gian lao)
– Suy ngẫm, thấm thía được đúc rút từ chuyến đi: Hết đèo cao này lại đến đèo cao, núi cao khác, khổ sở gian nan vô cùng vất vả. Nhưng cũng chỉ trải qua, ta mới hiểu hết được những khó khăn, gian nan.
– Nghĩa thứ hai: Cuộc đời chứa đựng muôn vàn khó khăn, thử thách.
2. Câu 2(Thừa)
“Trùng san chi ngoại hựu trùng san”
– Nghĩa đen: Đường đi phải vượt qua rất nhiều núi, hết dãy núi này đến dãy núi khác, liên miên bất tận.
– Nghĩa rộng: Gian truân này tiếp đến gian truân khác mà con người cách mạng muốn thành công không thể không vượt qua.
– Bài học: Cần nhìn thẳng vào khó khăn gian khổ mà vượt qua nó.
3.Câu ba (Chuyển )
“Trùng san đăng đáo cao phong hậu”
– Nghệ thuật: Lối điệp vòng tròn, bắc cầu.
– Quy luật: Lúc khó khăn nhất, hiểm nghèo, gian truân, vất vả nhất thì chính là lúc đích đến đang chờ. Càng gần thắng lợi, càng nhiều gian nan.
4. Câu thơ 4 (Hợp).
“Vạn lí dư đồ cố miện gian.”
– Niềm vui sướng khi được đứng trên ngọn núi cao phóng tầm mắt ra xa quan sắt, với tư thế tự do, làm chủ.
– Đó là hình ảnh người chiến sĩ cách mạngtrên đỉnh cao của chiến thắng, trải qua bao gian khổ hi sinh.
=> Bài thơ chứa đựng những chiêm nghiệm, triết lí giản dị mà vô cùng sâu sắc về chuyện đi đường, về con đường cách mạng. Qua đó, ta có thể thấy được một tinh thần lạc quan, một ý chí vững vàng của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ khép lại với những vần thơ tràn ngập niềm vui, tràn ngập hi vọng vào tương lai phía trước.
 
Nguồn – Tư liệu Ngữ văn THCS (Mọi sao chép vui lòng ghi rõ nguồn)

 

Chia sẻ30Tweet19
Cherry Chan

Cherry Chan

THAM KHẢO THÊM

Văn 9

50 đề thi Ngữ văn 9 – ôn luyện vào 10

Đăng bởi Cherry Chan
02/02/2023
Bai Van Thuyet Minh Ve Tac Gia Nguyen Du So 3 611882
Khác

Hiểu thêm về 4 tên gọi của Nguyễn Du

Đăng bởi Cherry Chan
16/08/2022
Download
Ôn thi vào 10

52 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ÔN THI VÀO 10

Đăng bởi Cherry Chan
19/07/2022
9 De Doc Hieu Dong Chi
Văn 9

Bộ đề đọc hiểu văn bản “Đồng chí” – Ngữ văn 9

Đăng bởi Cherry Chan
20/07/2022
Bài tiếp
Default Image

Tuyển tập 101 đề đọc hiểu có đáp án môn Văn

Bài mới

50 đề thi Ngữ văn 9 – ôn luyện vào 10

02/02/2023
Bi Quyet Thanh Cong 1

01 bài văn hay: Bản chất của thành công

16/09/2022
Tac Gia Tac Pham Bay Chim Chia Voi 2

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 theo thể loại – Chương trình mới

25/08/2022
Bai Van Thuyet Minh Ve Tac Gia Nguyen Du So 3 611882

Hiểu thêm về 4 tên gọi của Nguyễn Du

16/08/2022
Giao An Van 7

Giáo án Văn 7 trọn bộ Word và PPT: Bộ kết nối tri thức và cuộc sống

09/08/2022
Tac Gia Tac Pham Bay Chim Chia Voi 2

Giáo án Văn 7 Kết nối tri thức Bài 1 – Bầu trời tuổi thơ

01/08/2022
Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

29/07/2022
Download

52 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ÔN THI VÀO 10

19/07/2022
9 De Doc Hieu Dong Chi

Bộ đề đọc hiểu văn bản “Đồng chí” – Ngữ văn 9

20/07/2022
Tư liệu Ngữ Văn THCS

Tổng hợp các tài liệu, đề ôn thi các khối THCS, giúp ôn tập và tăng cường kiến thức cho giáo viên và học sinh.

TAGS

giáo án giáo án Văn Giáo án Văn 7 hiểu về tác phẩm Nam Cao nghị luận xã hội Ngữ văn 8 thi vào 10 thành ngữ thơ trữ tình truyện cổ tích trắc nghiệm văn tài liệu chuyên văn tác giả trong nhà trường Tác giả và tác phẩm Văn 9 Ôn thi vào 10 ôn tập ôn tập Ngữ văn 9 Đánh nhau với cối xay gió Đề đọc hiểu đề thi vào 10 môn Văn đề thì vào 10

FANPAGE

  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi

© 2022 Tư liệu Ngữ Văn .

Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi

© 2022 Tư liệu Ngữ Văn .