Văn bản Cô bé bán diêm là một văn bản cảm động và giàu ý nghĩa trong chương trình Ngữ văn 8 – tập một.
Tư liệu Ngữ văn THCS xin gửi tới các thầy cô và các em phần hệ thống kiến thức về tác phẩm. Hi vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho thầy cô trong quá trình soạn giáo án, ôn tập, cho các em trong quá trình tìm hiểu văn bản, ôn tập cuối kì.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– An-đéc-xen (1805 – 1875), là nhà văn Đan Mạch.
![]() – Ông nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em. Một số truyện biên soạn từ truyện cổ tích, một số truyện tự sáng tác.
– Một số tác phẩm nổi tiếng: Bầy chim thiên nga, Bộ quần áo mới của hoàng đế; Nàng công chúa và hạt đậu; Chú lính chì dũng cảm…
– An-đéc-xen sinh ra trong gia đình nghèo, bố làm thợ giầy, 11 tuổi mồ côi cha, mẹ tái giá, An-đéc-xen sống với bà. An-đéc-xen thích văn thơ từ nhỏ nhưng được học ít. Từ năm 30 tuổi, ô bắt đầu s/tác cho trẻ em và trở nên nổi tiếng. Ông có tới 168 tp ở đề tài dành cho trẻ. Rất nhiều tp trong số này đã quen thuộc với bạn đọc khắp 5 châu. Truyện nhẹ nhàng, thấm đượm t/y con người, tin vào cái tốt.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
– Cô bé bán diêm là tác phẩm nổi tiếng của An-đéc-xen.
– Văn bản trong SGK là phần trích nhưng cũng gần hết câu chuyện.
b. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: Từ đầu đến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”: Hoàn cảnh của em bé bán diêm.
– Phần 2: Tiếp theo đến “họ đã về chầu thượng đế”: Ảo mộng và thực tế qua những lần quẹt diêm.
– Phần 3: Phần còn lại – Cái chết của cô bé bán diêm.
|
à Truyện kể theo trình tự thời gian à kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích.
1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
– Bối cảnh: đêm giao thừa, mọi nhà sáng rực ánh đèn, sực nức mùi ngỗng quay à không khí ấm áp, vui vẻ.
– Em bé bán diêm:
+ Nhớ lại quá khứ: bà còn sống, đón giao thừa ở nhà, ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh >< hiện tại: gia sản tiêu tán, chui rúc trong xó tối tăm, luôn nghe những lời mắng nhiếc.
+ Em ngồi nép ở góc tường, thu chân vào người, mỗi lúc càng thấy rét buốt hơn, không bán được que diêm nào à không dám về nhà – ở nhà cũng rét.
=> Hình ảnh cô bé bán diêm nghèo nàn, rách rưới được xây dựng tương phản với khung cảnh ấm áp, nhộn nhịp của đêm giao thừa.
|
=> Làm nổi bật sự đáng thương của em bé.

2. Hiện thực và mộng ảo qua những lần quẹt diêm
* Lí do quẹt diêm:
– Ban đầu, em bé quẹt diêm để sưởi ấm qua đêm lạnh giá. Chỉ quẹt một que diêm thôi mà em đã phải đắn đo mãi àhoàn cảnh đáng thương; em bé bán diêm còn nhỏ mà đã phải lo mưu sinh; luôn lo sợ bố mắng.
– Tiếp đó, em bé quẹt diêm để mong chờ những điều kì diệu sẽ xảy ra à em mong muốn đợc đắm chìm trong hạnh phúc ảo ảnh.
à Câu chuyện đan xem giữa thực và ảo như trong thế giới cổ tích.
* Các lần quẹt diêm của cô bé bán diêm:
Lần quẹt diêm
|
Ảo mộng
|
Thực tế
|
Ý nghĩa, nhận xét
|
1
|
– Lò sưởi bằng sắt, lửa cháy vui mắt và hiện ra tia sáng dịu dàng, ngón tay em nóng bóng lên à cảnh tượng thật chân thực.
– Em bé bán diêm vui mừng, hạnh phúc.
|
– Ngọn lửa xanh lam, trắng ra, rực hồng, sáng chói đến vui mắt.
– Lửa tắt – que diêm tàn
– Em bé bần thần cả người, lo sợ sẽ bị cha mắng.
|
Cô bé bán diêm mong ước được sống trong một mái ấm gia đình, bên chiếc lò sưởi ấm áp à mơ ước giản dị, chính đáng.
|
2
|
– Bức tường biến thành tấm rèm; Bàn ăn hiện ra: khăn trải bài trắng tinh, bát đĩa bằng sứ quý giá, con ngỗng quay nhảy ra khỏi bàn ăn…
|
– Diêm tắt, chỉ còn bức tường dày đặc và lãnh lẽo.
– Chẳng có bàn ăn thịnh soạn, chỉ có phố xá vắng tanh, lạnh buốt…
|
Mong ước được ăn ngon, được sống sung túc. Mộng ảo hiện lên thật đẹp, tươi vui, hồn nhiên. Hiện thực cũng thật lạnh lẽo, khắc nghiệt.
|
3
|
Cây thông Nô-en: lớn, lộng lẫy; nến sáng rực…
Em với tay về phía cây
|
Diêm tắt, nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời…
|
Cây thông là ước muốn được đón Nô-en, có được một Nô-en vui vẻ như mọi người. Càng ngày, dường như mộng ảo càng lấn át dần hiện thực. Em bé dường như đã sắp chạm được vào mộng ảo, và mộng ảo cũng không biến mất hoàn toàn à những lần quẹt diêm có sự lặp lại và tăng tiến.
|
4
|
Em nhìn thấy rõ ràng bà mỉm cười với em – em trò chuyện với bà à mộng ảo càng ngày càng chân thực.
|
Que diêm tắt phụt, ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.
|
Đây là một hình ảnh thật đẹp. Nụ cười ấm áp, hiền hậu của bà chính là khát khao được yêu thương, được che chở của cô bé bán diêm.
|
5
|
– Bà hiện lên to lớn và đẹp lão.
– Bà cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi.
|
Diêm nối nhau chiếu sáng như ban ngày.
|
– Khác với các lần trước, em chỉ quẹt một que diêm, lần này, em quẹt tất cả các que diêm còn lại. à khát khao được yêu thương là khao khát mãnh liệt nhất của em.
– Trong em chỉ còn mộng ảo, em không còn phải quay trở lại hiện thực lạnh lẽo.
à Khát khao hạnh phúc, thoát khỏi cuộc sống khổ đau hiện tại.
|
=> Ảo mộng hiện ra khi que diêm chiếu sáng và biến mất khi que diêm tắt, em bé lại trở về với hiện thực tàn nhẫn. Cảnh trong tưởng tượng đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng khắc nghiệt, phũ phàng bấy nhiêu. Cuối cùng, em mơ thấy mình bay lên trời cùng bà. Bởi lẽ, cuộc sống trên trần gian này chỉ có nghèo khổ, đói rét, mọi người thờ ơ, ghẻ lạnh với em. Chỉ có cùng bà bay lên thiên đường, em mới có được một cuộc sống hạnh phúc. Thật xót xa làm sao khi chỉ có cái chết mới khiến cho cô bé nghèo khổ hết bất hạnh.

3. Cái chết của cô bé bán diêm
![]() – Cái chết của em được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên tươi mới với tuyết trắng, nắng vàng và bầu trời xanh à Một năm mới lại bắt đầu >< một sự sống vừa kết thúc à đầy xót xa.
– Cái chết của em không bi lụy. Em hiện lên đẹp như một thiên thần. Hạnh phúc hiện hữu rõ trên khuôn mặt của em. Với em bé bán diêm, đây là cái chết giải thoát, em chết trong niềm hạnh phúc, mọi đau khổ sẽ không còn.
– Mọi người thờ ơ với cái chết của em, chỉ bình phẩm mà không hề thương xót à một xã hội vô cảm, thờ ơ.
|
=> Kết thúc buồn mà không bi lụy. Có thể coi là có hậu vì em bé đã được hạnh phúc. Nhưng cũng không có hậu vì em bé đáng thương, vô tội đã phải từ giã cuộc sống.
=> Giá trị hiện thực: Xã hội với những cuộc sống nghèo nàn; con người thờ ơ, vô cảm.
=> Giá trị nhân đạo: Xót thương cho số phận bất hạnh; trân trọng những ước vọng; phê phán sự thờ ơ; đánh thức tình yêu thương của mọi người.
=> Tiếng kêu cứu khẩn thiết của tác giả: hãy thương yêu, hãy cứu lấy những đứa trẻ nghèo, hãy mang lại cho tuổi thơ những giây phút hạnh phúc.
III. Tổng kết
1. Nội dung
– Số phận đáng thương của cô bé bán diêm.
– Lòng thương cảm sâu sắc với em bé bất hạnh.
2. Nghệ thuật
– Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng ảo.
– Khắc họa tâm lí nhân vật.
– Kết cấu tương phản, tăng tiến.
Nguồn Tư liệu Ngữ văn THCS
|