• Giới thiệu
  • Liên hệ
Thứ Hai, Tháng Hai 6, 2023
Tư liệu Ngữ Văn THCS
  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi
Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
Tư liệu Ngữ Văn
Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Văn 6

Phân tích văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài) – Ngữ văn 6 tập 2

Cherry Chan Đăng bởi Cherry Chan
13/01/2022
trong Văn 6
0
Phân tích văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài) - Ngữ văn 6 tập 2
74
Chia sẻ
1.2k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

 

Tham khảo thêm

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 theo thể loại – Chương trình mới

503 Câu hỏi trắc nghiệm môn Văn THCS

Trọn bộ giáo án Văn 6,7,8,9 theo định hướng phát triển năng lực

“Bài học đường đời đầu tiên” là đoạn trích của tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” – tác phẩm nổi tiếng dành cho thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài. Văn bản nằm trong chương trình Ngữ văn 6, tập hai. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” mang lại cho chúng ta nhiều cảm xúc và nhiều bài học sâu sắc. Tư liệu Ngữ văn THCS xin giới thiệu với thầy cô và các em phần phân tích văn bản này với những hệ thống ý cơ bản nhất. Hi vọng bài phân tích văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” này sẽ hữu ích với thầy cô và các em.
 
I. Tìm hiểu chung
 
1. Tác giả
Phân tích văn bản
– Tên thật là Nguyễn Sen (7/9/1920). Bút danh Tô Hoài – Sông Tô Lịch, phủ Hoài Đức thể hiện tình yêu, sự gắn bó với quê hương.
–  Là nhà văn của thiếu nhi.
Hai đề tài trong sáng tác của Tô Hoài – thiếu nhi và miền núi.
2. Tác phẩm
 
a. Xuất xứ
– In lần đầu năm 1941 – tác giả 21 tuổi, dựa vào những kỉ niệm tuổi thơ của quê hương mình.
Phân tích văn bản
 
b. Vị trí đoạn trích
– Văn bản: Bài học đường đời đầu tiênđược trích từ chương I của truyện, ngay sau phần Dế Mèn giới thiệu về mình và cuộc sống khi mẹ cho ra ở riêng.
Phân tích văn bản
 
c. Bố cục
– 2 phần:
+ Từ đầu à “đứng đầu thiên hạ rồi”: Bức chân dung tự họa của Dế Mèn
+ Còn lại: Bài học đường đời đầu tiên
 
II. Đọc  – hiểu chi tiết
 
1. Bức chân dung tự họa của Dế Mèn
– Tự họa: tự khắc khọa về  bản thân mình. Qua cái nhìn của nhân vật về bản thân, ta có thể hiểu được đặc điểm, tính cách của nhân vật đó.
– Dế Mèn tự họa về  hình dáng, hoạt động của mình: Chàng thanh niên cường tráng
Hàng loạt các tính từ, các hình ảnh so sánh đã làm nổi bật vẻ đẹp của chàng dế này.
+ Đôi càng: mẫm bóng
+ Những cái vuốt: cứng dần, nhọn hoắt
+ Đôi cánh: dài kín đến tận chấm đuôi
+ Cả người: rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn
+ Đầu: to và nổi từng tảng, rất bướng
+ Hai cái răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
+ Sợi râu: dài và uốn cong hết sức hùng dũng
+ Đi đứng: oai vệ, làm bộ dún dẩy
à Đó là một vẻ đẹp khỏe mạnh, cường tráng, đầy oai phong, tràn trề sức sống của tuổi trẻ. Qua bức chân dung, ta có thể thấy Dế Mèn rất yêu bản thân, tự hào về những vẻ đẹp của bản thân và luôn biết cách thể hiện những điều đó. Cái cách chàng vuốt râu, đi đứng, nhún nhẩy đã giúp chàng phô hết ra vẻ đẹp của mình.
Cách Dế Mèn tả bản thân rất phù hợp với chân dung tự họa: tả càng, vuốt, cánh… những bộ phận mình có thể nhìn thấy trước. Cách miêu tả tinh tế này, ta có thể bắt gặp trong bức chân dung của Rô-bin-xin khi ở đảo hoang.
à Cách Dế Mèn yêu và chăm chuốt cho bản thân cũng nhắc nhở chúng ta cũng phải biết yêu bản thân mình và trau chuốt cho mình ngày càng đẹp hơn.
 – Có thể nói, Dế Mèn có một ngoại hình đẹp, nhưng tính cách thì chưa đẹp.
+ Tợn; dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Dế ta cà khịa, bắt nạt những kẻ ốm yếu, tội nghiệp, đáng thương mà không biết ngại ngùng, lại còn giương giương tự đắc.
+ Dế ta kiêu căng, xốc nổi: tự cho mình là giỏi, nghĩ rằng ai cũng sợ mình
à Dế Mèn hung hăng, hống hách, không coi ai ra gì. Đó là một tính xấu mà bản thân Dế Mèn cũng không nhận thức hết được.
So sánh với Dế Choắt: lúc nào cũng tự ti, rầu rĩ => yêu bản thân như Dế Mèn là rất đáng khen. Còn tự ti quá mức như Dế Choắt lại là đáng chê. Nhưng không nên biến tự tin thành kiêu căng ngạo mạn.
 
2. Bài học đường đời đầu tiên
– Trong con mắt của Dế mèn, Dế Choắt thật xấu xí, từ hình dáng cho đến tính cách, lối sống, không có điểm nào là tốt đẹp
à Thái độ: khinh bỉ, coi thường
– Diễn biến tâm lí của Dế Mèn:
+ Khi nảy ra ý định trêu chị Cốc: thích thú, hứng chí, hung hăng, vênh váo
+ Khi trêu chị Cốc: hả hê, vui sướng
+ Khi chị Cốc đánh Dế Choắt: sợ hãi => hèn nhát
+ Khi Dế Choắt chết: ân hận, buồn bã, day dứt      
Phân tích văn bản
à Bài học
+ Không nên kiêu căng, ngạo mạn, hành động xốc nổi. Phải suy nghĩ kĩ trước khi làm.
+ Phải biết yêu thương, giúp đỡ mọi người (Giá má Dế Mèn đào giúp Choắt một cái ngách thì có lẽ Choắt đã không phải chết).
àDế Mèn đã nhận được bài học về sự xốc nổi, ngông cuồng, kiêu căng của mình. Nhưng để có được bài học này, dế ta đã phải trả một cái giá quá đắt  – đó là mạng sống của người hàng xóm đáng thương.
* Hành động Dế Choắt tha thứ cho Dế Mèn, khuyên nhủ Dế Mèn đã cho thấy một tấm lòng cao đẹp, đầy bao dung, vị tha.
à Mọi lỗi lầm đều có thể thứ tha. Nhưng vị quan tòa công tâm nhất chính là lương tâm của mỗi chúng ta. Bởi vậy, đừng bao giờ có những hành động xốc nổi, đáng ân hận như Dế Mèn.
 
III. Tổng kết
1.Nghệ thuật
– Nghệ thuật miêu tả sinh động: tỉ mỉ, chính xác
– Lời văn: chân thực, hấp dẫn. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, hợp lí
2. Nội dung
 Văn bản miêu trẻ của Dế Mèn với vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Bởi vậy, đã gây nên cái chết thảm thương cho Dế Choắt và có được một bài học đường đời không thể quên.
Nguồn – Tư liệu Ngữ văn THCS (Mọi sao chép xin vui lòng ghi rõ nguồn)

 

Chia sẻ30Tweet19
Cherry Chan

Cherry Chan

THAM KHẢO THÊM

Tac Gia Tac Pham Bay Chim Chia Voi 2
Văn 6

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 theo thể loại – Chương trình mới

Đăng bởi Cherry Chan
25/08/2022
Nhung Bai Van Chuan Kien Thuc Ngu Van 8.jpg
Văn 6

503 Câu hỏi trắc nghiệm môn Văn THCS

Đăng bởi Cherry Chan
02/08/2022
Hoc Luyen Van Ban Ngu Van Lop 6.jpg
Văn 6

Trọn bộ giáo án Văn 6,7,8,9 theo định hướng phát triển năng lực

Đăng bởi Cherry Chan
05/08/2022
270 De Va Bai Van Hay 6 Bia Truoc 1.gif
Văn 6

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 6 cả năm có đáp án

Đăng bởi Cherry Chan
05/08/2022
Bài tiếp
Phân tích văn bản "Sông nước Cà Mau" (Đoàn Giỏi)

Phân tích văn bản "Sông nước Cà Mau" (Đoàn Giỏi)

Bài mới

50 đề thi Ngữ văn 9 – ôn luyện vào 10

02/02/2023
Bi Quyet Thanh Cong 1

01 bài văn hay: Bản chất của thành công

16/09/2022
Tac Gia Tac Pham Bay Chim Chia Voi 2

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 theo thể loại – Chương trình mới

25/08/2022
Bai Van Thuyet Minh Ve Tac Gia Nguyen Du So 3 611882

Hiểu thêm về 4 tên gọi của Nguyễn Du

16/08/2022
Giao An Van 7

Giáo án Văn 7 trọn bộ Word và PPT: Bộ kết nối tri thức và cuộc sống

09/08/2022
Tac Gia Tac Pham Bay Chim Chia Voi 2

Giáo án Văn 7 Kết nối tri thức Bài 1 – Bầu trời tuổi thơ

01/08/2022
Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

29/07/2022
Download

52 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ÔN THI VÀO 10

19/07/2022
9 De Doc Hieu Dong Chi

Bộ đề đọc hiểu văn bản “Đồng chí” – Ngữ văn 9

20/07/2022
Tư liệu Ngữ Văn THCS

Tổng hợp các tài liệu, đề ôn thi các khối THCS, giúp ôn tập và tăng cường kiến thức cho giáo viên và học sinh.

TAGS

giáo án giáo án Văn Giáo án Văn 7 hiểu về tác phẩm Nam Cao nghị luận xã hội Ngữ văn 8 thi vào 10 thành ngữ thơ trữ tình truyện cổ tích trắc nghiệm văn tài liệu chuyên văn tác giả trong nhà trường Tác giả và tác phẩm Văn 9 Ôn thi vào 10 ôn tập ôn tập Ngữ văn 9 Đánh nhau với cối xay gió Đề đọc hiểu đề thi vào 10 môn Văn đề thì vào 10

FANPAGE

  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi

© 2022 Tư liệu Ngữ Văn .

Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi

© 2022 Tư liệu Ngữ Văn .