|
Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988), là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng của nước ta thời kì chống Mĩ. Bà thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị; qua đó biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.
Xuân Quỳnh có một tuổi thơ bất hạnh: mẹ mất sớm, bố đi làm xa. Xuân Quỳnh sống và gắn bó với người bà của mình. Do đó, nhà thơ dành cho bà một tình yêu thương sâu sắc. |
Về hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Lớp lớp thanh niên đã phải từ biệt những gì thân thuộc nhất của tuổi thơ, của mái ấm gia đình, của quê hương để lên đường ra trận. Xuân Quỳnh mượn lời một chiến sĩ, trên chặng đường dài hành quân, bất chợt nghe thấy tiếng gà thân quen để thể hiện nỗi nhớ quê nhà; qua đó gửi gắm nỗi nhớ và tình yêu dành cho bà của mình.

Bài thơ được làm bằng thể thơ năm chữ. Đây là một thể thơ thích hợp để kể chuyện, tâm tình; thể hiện cảm xúc bình dị mà sâu lắng.
Về bố cục, có thể chia bài thơ thành ba phần.
+ Từ đầu đến “Nghe gọi về tuổi thơ”: Tiếng gà trưa khơi gợi những cảm xúc và kỉ niệm của người chiến sĩ.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “Giấc ngủ hồng sắc trứng”: Những kí ức tuổi thơ
+ Phần 3: Còn lại – Người chiến sĩ suy ngẫm về bà và ý nghĩa của những kỉ niệm tuổi thơ
Về nội dung: Qua tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi ấu thơ; nhà thơ đã thể hiện tình cảm bà cháu thắm thiết. Và chính tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Về nghệ thuật: Bài thơ sử dụng thành công thể thơ năm chữ đậm chất tự sự với lời thơ thủ thỉ, tâm tình, xúc động và nhiều hình ảnh chân thực, bình dị. Tác giả cũng sử dụng linh hoạt điệp ngữ, ẩn dụ…
II. Phân tích tác phẩm
1. Tiếng gà trên đường hành quân
Tiếng gà vang lên vào buổi trưa, khi người chiến sĩ dừng chân nghỉ ngơi sau những phút giây hành quân mệt mỏi. Đó là âm thanh quen thuộc của bất cứ làng quê nào. Tiếng gà trưa ở một vùng quê xa lạ. Nhưng với những người lính xa quê, trên những chặng đường hành quân mệt mỏi, đó lại là thứ âm thanh diệu kì.
Tác giả sử dụng từ tượng thanh mô phòng tiếng gà khiến cho âm thanh càng sống động, gần gũi và bình dị.
Với người lính, đó lại là một âm thanh đặc biệt: âm thanh thân thuộc, gợi nhớ về tuổi thơ. Âm thanh làm xao động nắng trưa, phá vỡ sự tĩnh lặng của vùng quê nghèo. Âm thanh ấy còn nâng bước cho bàn chân, xua tan mọi mỏi mệt trên chặng đường dài. Như vậy, tiếng gà trưa trở nên thật diệu kì.
Tác giả đã lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác (thấy), điệp từ nghe lặp lại ba lần đã nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của tác giả trước những âm vang của tiếng gà trưa. Chỉ một âm thanh quen thuộc thôi mà đã gợi về trong lòng người biết bao nhiêu cảm xúc.
2. Tiếng gà gợi những kỉ niệm tuổi thơ
Tiếng gà đã gợi lại nhiều hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ. Đó là hình ảnh ổ rơm đầy ắp những quả trứng hồng và những con gà mái mơ, mái vàng. Những màu sắc còn tươi rói trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Điệp từ này khiến người lính như trở lại thành đứa trẻ hồn nhiên, tinh nghịch, đang đếm từng chú gà trong sân.
Tiếng gà còn gợi lại kỉ niệm tuổi thơ khi tò mò xem trộm ổ gà rồi bị bà mắng. Đó là tiếng mắng đầy yêu chiều, quan tâm của người bà hiền từ. Cái lo lắng của cháu cũng là cái lo lắng đáng yêu của thời thơ dại.
Qua những vần thơ, hiện lên hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, tần tảo, chắt chiu, dành dụm để chăm lo cho cháu. Bàn tay bà chắt chiu, nâng đỡ từng ước mơ, hạnh phúc bé nhỏ của cháu.
Tiếng gà còn gợi nhớ về niềm vui và mong ước bé nhỏ của tuổi thơ: mơ có được quần áo mới. Đó là niềm vui rất đỗi trẻ thơ, niềm vui của cuộc sống vất vả, nhọc nhằn, lam lũ.
Trong kí ức tuổi thơ, hình ảnh của bà hiện lên rõ nét nhất. Bà tần tảo, chắt chiu với cuộc sống đói nghèo, lam lũ. Bà dành trọn vẹn tình yêu thương, luôn chăm lo cho cháu, luôn bảo ban, nhắc nhở cháu. Qua bài thơ, tác giả đã cho người đọc thấy tình cảm gia đình thiêng liêng mà ấm áp. Đó là tình bà cháu thắm thiết: bà yêu thương, chăm lo cho cháu; cháu yêu quý, kính trọng và biết ơn bà.
Đoạn thơ cũng cho thấy một tâm hồn trẻ thơ trong sáng, hồn nhiên. Ở đó, tiếng gà chứa đựng hạnh phúc và ước mơ của tuổi thơ. Những kí ức tuổi thơ ấy sẽ còn mãi và là hành trang cho người lính vững bước trên con đường hành quân gian khổ.
3. Những suy ngẫm của người chiến sĩ
Người chiến sĩ suy nghĩ về sứ mệnh của mình: mình chiến đấu vì điều gì? Trước hết, đó là vì lòng yêu tổ quốc. Không thể nào để tổ quốc thân yêu mãi chìm trong khói súng, phải giành lại độc lập tự do. Chiến đấu còn là vì xóm làng thân thuộc, nơi có hàng tre xanh, có những mái nhà đơn sơ. Cháu còn chiến đấu vì bà, vì tiếng gà, vì những tuổi thơ đẹp đẽ.
Điệp từ “vì” lặp lại ba lần vừa nêu lí do, vừa nêu mục đích ý nghĩa của cuộc chiến đấu. Hình ảnh ổ trứng hồng, tiếng gà trở thành biểu tượng của cuộc sống bình yên, cho những ước mơ, hạnh phúc bình dị của con người. Xuân Quỳnh đi từ tình yêu lớn đến tình yêu nhỏ song ta vẫn thấy được tình yêu gia đình, tình yêu quê hương là khởi nguồn của tình yêu đất nước. Đó cũng chính là động lực giúp cho người chiến sĩ vững bước trên con đường hành quân.
* Tác phẩm và lời bình

(Đinh Trọng Lạc, Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc, NXB Giáo dục, 2001)

(Nhà văn Lê Minh Khuê, Dẫn theo Học luyện văn bản Ngữ Văn 7, NXB Giáo dục, 2015)