• Giới thiệu
  • Liên hệ
Thứ Hai, Tháng Hai 6, 2023
Tư liệu Ngữ Văn THCS
  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi
Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
Tư liệu Ngữ Văn
Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Văn 8

Ôn tập văn bản “Thuế máu” (Nguyễn Ái Quốc) – Ngữ văn 8

Cherry Chan Đăng bởi Cherry Chan
13/01/2022
trong Văn 8
0
Ôn tập văn bản "Thuế máu" (Nguyễn Ái Quốc) - Ngữ văn 8
74
Chia sẻ
1.2k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

 

Tham khảo thêm

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Đề thi học sinh giỏi Văn 8

Đọc thêm về Đôn Ki-hô-tê và đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” – Ngữ văn 8

Tải về Giáo án điện tử bài Thuế máu Giáo án 1   Giáo án 2
I. Tìm hiểu chung            

1. Tác giả
Ôn tập văn bản
Nguyễn Ái Quốc (1890 – 1969): Tên gọi rất nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 – 1945.  Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan bội Châu, tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
–  Bản án chế độ thực dân Pháp viết bằng tiếng Pháp, in lần đầu tiên tại Pari năm 1925. Năm 1946, xuất bản tại Việt Nam sau đó được dịch ra tiếng Việt và tái bản nhiều lần.
– Tác phẩm gồm 12 chương và phụ lục: Gửi thanh niên Việt Nam. Nội dung:
+ Tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp.
+ Nói lên tình cảnh tủi nhục khốn cùng của người dân xứ nô lệ.
+ Vạch ra đường lối đấu tranh đúng đắn.
=> Tác phẩm đã giáng một đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân, vạch ra con đường cách mạng và tương lai tươi sáng cho các dân tộc bị áp bức.
– Đoạn trích nằm trong chương 1 (Thuế máu).
b. Nhan đề
“Thuế máu”  là phải trả thuế bằng xương máu, tính mạng của còn người. Có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
c. Thể loại
Văn bản “Thuế máu” thuộc kiểu thể loại phóng sự – chính luận. Vì người viết chủ yếu dùng lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề xã hội: thuế máu trong chế độ thực dân Pháp.
d. Bố cục: Gồm 3 phần cũng chính là ba luận điểm:
– Chiến tranh và người bản xứ.
– Chế độ lính tình nguyện
– Kết quả của sự hy sinh.
à 3 phần của chương được bố cục theo trình tự thời gian: trước, trong và sau cuộc chiến tranh. Bố cục đó đã vạch trần bộ mặt của thực dân pháp và số phận của nhân dân thuộc địa.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Chiến tranh và người bản xứ
a. Thái độ của quan cai trị
Ôn tập văn bản
– Cách đối xử của thực dân Pháp với người bản xứ trước và sau khi chiến tranh nổ ra hoàn toàn khác nhau.
Trước chiến tranh
Khi có chiến tranh
Gọi: tên da đen bẩn thỉu, tên “An-nam-mít” bẩn thỉu.
con yêu, bạn hiền
vai trò: chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn à tay sai, nô lệ
chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do
à Bọn thực dân thay đổi cách gọi và vai trò dành cho người bản xứ vì chúng có mục đích riêng. Đó là đẩy người dân thuộc địa vào hố lửa chiến tranh.
– Số phận của người bản xứ trong chiến tranh: xa rời vợ con, rời bỏ ruộng vườn, phơi thây trên các chiến trường châu Âu.
à Tác giả đã lật mặt nạ giả nhân giả nghĩa của nhà cầm quyền thực dân trong cuộc chiến tranh đế quốc.
b. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa
+ Nhiều người bỏ xác dưới đáy biển.
+ Một số khác đã bỏ xác tại Ban-căng.
+ Một số khác thì anh dung đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ.
+ Ngay cả những người ở hậu phương cũng chết vì kiệt sức trong các xưởng thuốc sung.
+ Bảy mươi vạn người đặt chân lên đất Pháp thì tám vạn người không bao giờ trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.
à Dẫn chứng xác thực, đầy đủ có tác dụng tố cáo sâu sắc; gây lòng căm thù, phẫn nộ trong lòng người.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 











=> Bằng nghệ thuật trào phúng, những câu văn giàu cảm xúc, lập luận chặt chẽ, tác giả đã vạch trần bộ mặt của thực dân Pháp, làm nổi bật số phận thảm thương của người dân bản xứ. Thấp thoáng trong những câu văn là giọng điệu vừa mỉa mai vừa chua xót.
2. Chế độ lính tình nguyện
– Nhan đề mang sắc thái trào phúng: tình nguyện là tự giác, sẵn sàng, phấn khởi mà đi >< thực chất, mấy ai tự giác, vui vẻ khi phải đi lính –  Cái vạ mộ lính: chỉ đem lại tai vạ cho người dân bản xứ.
a. Những thủ đoạn bắt lính
– Lùng ráp và bắt người vào những trại lính với đủ loại tên gọi: lính khố đỏ, lính thợ chuyên nghiệp, lính thợ không chuyên nghiệp.
– Thoạt tiên, tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ.
– Sau đó, đòi đến con cái nhà giàu với thủ đoạn: sinh chuyện, giam cổ, bắt chọn lựa: đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra.
à Vật liệu biết nói: trào phúng, mỉa mai. Bọn chủ thực dân coi người bản xứ chỉ như thứ đồ vật, thứ hàng hóa có thể sinh lợi.
b. Số phận của người dân thuộc địa
– Chịu chết thôi không còn cứu vào đâu được.
– Tìm mọi cơ hội để trốn thoát.
– Tìm cách tự làm cho mình những bệnh nặng nhất.
à Số phận thảm thương, không lối thoát.
c. Sự bịp bợm của nhà cầm quyền
– Hứa hẹn ban phẩm hàm cho những người lính còn sống sót và truy tặng cho những người đã hi sinh.
– Tuyên bố: người An Nam đã tấp nập đầu quân, không ngần ngại rời bỏ quê hương, hiến xương máu, hiến dâng cánh tay lao động à người An Nam đi lính một cách tình nguyện, vui vẻ.
à Tác giả đã vạch trần sự bịp bợm đó bằng hàng loạt các câu hỏi, vẽ ra một bức tranh hoàn toàn tương phản: lính bị bắt, nhốt, canh giữ chứ không hề tình nguyện; biểu tình, bạo động phản đối diễn ra ở khắp nơi.
3. Kết quả của sự hi sinh
– Đây là một nhan đề mang đậm tính trào phúng. Hi sinh cho ai? Vì sao lại phải hi sinh?
– Mâu thuẫn trào phúng một lần nữa lại được thể hiện rõ trong sự đối lập giữa những lời hứa hẹn mĩ miều của nhà cầm quyền với hành động thực tế của chúng.
Hình thức bên ngoài
Thực chất
im bặt như có phép lạ
người bản xứ trở lại thành “giống người bẩn thỉu”
để ghi nhớ công lao
lột hết tất cả của cải; giao cho bọn súc sinh kiểm soát, đánh đập; cho ăn như lợn, xếp như xếp lợn
Biết ơn, đón chào bằng bài diễn văn yêu nước
chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi
Cấp phương tiện sinh sống làm ăn
cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện
– Hai tội ác lớn của chính quyền thuộc địa:
+ tự tay đầu độc, lôi kéo những nạn nhân đáng thương
+ coi rẻ xương máu của những kẻ đã bị họ lừa bịp
– Đoạn văn kết thúc của tác giả vừa thể hiện niềm tin, niềm mong mỏi chính đáng và sâu sắc vào thái độ của nhân dân lao động bản xứ, vừa bước đầu nên ra con đường đấu tranh cách mạng trên cơ sở tố cáo, lên án tội ác và sự dã man vô nhân đạo của thực dân Pháp.
IV.Tổng kết.
1. Nội dung: Vạch trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
2. Nghệ thuật:
– Tư liệu phong phú, xác thực
– Ngòi bút trào phúng sắc sảo
– Hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát.
Nguồn Tư liệu Ngữ văn THCS

 

Chia sẻ30Tweet19
Cherry Chan

Cherry Chan

THAM KHẢO THÊM

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8
Học sinh giỏi

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Đăng bởi Cherry Chan
29/07/2022
Pac Bo 700
Học sinh giỏi

Đề thi học sinh giỏi Văn 8

Đăng bởi Cherry Chan
04/08/2022
Danh Nhau Voi Coi Xay Gio 700
Khác

Đọc thêm về Đôn Ki-hô-tê và đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” – Ngữ văn 8

Đăng bởi Cherry Chan
02/08/2022
Bi Quyet Tang Nhanh Diem Kiem Tra Ngu Van 9 1.png
Khác

Sách tham khảo – Tài liệu chuyên Văn Trung học cơ sở Lớp 8

Đăng bởi Cherry Chan
02/08/2022
Bài tiếp
Default Image

Tuyển tập 50 đề thi Học sinh giỏi Văn 7,8,9

Bài mới

50 đề thi Ngữ văn 9 – ôn luyện vào 10

02/02/2023
Bi Quyet Thanh Cong 1

01 bài văn hay: Bản chất của thành công

16/09/2022
Tac Gia Tac Pham Bay Chim Chia Voi 2

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 theo thể loại – Chương trình mới

25/08/2022
Bai Van Thuyet Minh Ve Tac Gia Nguyen Du So 3 611882

Hiểu thêm về 4 tên gọi của Nguyễn Du

16/08/2022
Giao An Van 7

Giáo án Văn 7 trọn bộ Word và PPT: Bộ kết nối tri thức và cuộc sống

09/08/2022
Tac Gia Tac Pham Bay Chim Chia Voi 2

Giáo án Văn 7 Kết nối tri thức Bài 1 – Bầu trời tuổi thơ

01/08/2022
Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

29/07/2022
Download

52 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ÔN THI VÀO 10

19/07/2022
9 De Doc Hieu Dong Chi

Bộ đề đọc hiểu văn bản “Đồng chí” – Ngữ văn 9

20/07/2022
Tư liệu Ngữ Văn THCS

Tổng hợp các tài liệu, đề ôn thi các khối THCS, giúp ôn tập và tăng cường kiến thức cho giáo viên và học sinh.

TAGS

giáo án giáo án Văn Giáo án Văn 7 hiểu về tác phẩm Nam Cao nghị luận xã hội Ngữ văn 8 thi vào 10 thành ngữ thơ trữ tình truyện cổ tích trắc nghiệm văn tài liệu chuyên văn tác giả trong nhà trường Tác giả và tác phẩm Văn 9 Ôn thi vào 10 ôn tập ôn tập Ngữ văn 9 Đánh nhau với cối xay gió Đề đọc hiểu đề thi vào 10 môn Văn đề thì vào 10

FANPAGE

  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi

© 2022 Tư liệu Ngữ Văn .

Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi

© 2022 Tư liệu Ngữ Văn .