Bài viết tổng hợp những hệ thống ý chính, phân tích các văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 7. Bao gồm các văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương.
A – TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Hồ Chí Minh

2. Tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: Bài văn trích trong Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được đọc tại Đại hội lần thứ hai của Đảng cộng sản Việt Nam.
– Bố cục: 3 phần:
+ Đoạn 1: Giới thiệu truyền thống yêu nước của nhân dân ta
+ Đoạn 2, 3: Chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta từ xưa đến nay.
+ Đoạn 4: Đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu đối với mỗi người dân
II. Đọc – hiểu chi tiết
1. Nêu vấn đề
– Tác giả đã mở ra vấn đề nghị luận: Truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
– Bằng cách so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng cùng cách sử dụng các động từ mạnh: lướt, nhấn chìm àtác giả đã giúp người đọc hình dung được sức mạnh to lớn, vô tận của lòng yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm.
à Đoạn văn mở đầu vừa giới thiệu ngắn gọn được về vấn đề nghị luận, vừa có lối diễn đạt lôi cuốn, vừa truyền cho người đọc không khí rất đỗi hào hùng của truyền thống yêu nước.
à Vấn đề mà tác giả đưa ra được khẳng định như một chân lí.
2. Giải quyết vấn đề
– Để chứng minh dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, tác giả đã đưa ra hai ý lớn: lịch sử từ xưa và ngày nay.
+ Trong lịch sử xưa, tác giả liệt kê ngắn gọn tên của một số anh hùng dân tộc. Sở dĩ không cần nhắc đến chiến công của họ, vì với mỗi người dân yêu nước, hình ảnh của họ, chiến công của họ vốn không có gì là xa lạ. Tác giả cũng nhấn mạnh: chúng ta phải ghi nhớ công lao của họ.
+ Ngày nay: tác giả khẳng định đồng bào ta rất xứng đáng với cha ông ta ngày trước à lập luận sắc bén.
Luận cứ được tác giả sử dụng rất tiêu biểu, chính xác và đã sắp xếp theo một trình tự rất hợp lí: chọn những đối tượng như cụ già, trẻ thơ, kiểu bào, đồng bào ở vùng tạm chiếm, nhân dân miền ngược, miền xuôi… àvừa có tính chất đại diện lại vừa bao quát tất cả mọi người.
à Tác giả đã sử dụng một cách hiệu quả thủ pháp liệt kê. Từ đó, chứng minh một cách thuyết phục tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Không chỉ có vậy, còn truyền được tinh thần ấy đến đông đảo người nghe, người đọc. Thấp thoáng trong từng câu văn là niềm tự hào về những con người yêu nước, hi sinh hết mình vì tổ quốc.
3. Kết thúc vấn đề
– Tác giả so sánh tinh thần yêu nước như một thứ của quý để khẳng định những biểu hiện khác nhau của tinh thần yêu nước:
+ Thứ của quý được trưng bày trong tủ kính àTinh thần yêu nước được thể hiện rõ.
+ Thứ của quý được cất trong rương àtình yêu nước chưa được thể hiện bằng hành động.
à Đó là cách so sánh khéo léo, tinh tế và sâu sắc để khẳng định: ai cũng có lòng yêu nước.
– Từ đó, tác giả kêu gọi mọi người phải đem lòng yêu nước ấy ra, thực hành vào công việc kháng chiến.
à Rút ra kết luận một cách tự nhiên, sâu sắc, hợp lí, giàu sức thuyết phục.
B – SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Đặng Thai Mai – nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng.
2. Tác phẩm
– Xuất xứ: Bài văn là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu: “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”.
– Bố cục: 3 phần:
+ Từ đầu đến “thời kì lịch sử”: nêu luận đề và luận điểm chủ đạo.
+ Tiếp theo đến “kĩ thuật, văn nghệ”: chứng minh luận điểm đã nêu ở phần mở đầu.
+ Kết bài: Sơ bộ kết luận về sức sống của Tiếng Việt.
II. Đọc – hiểu chi tiết
1. Nêu vấn đề
– Khẳng định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
– Cụ thể:
+ hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu
+ tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu
+ đầy đủ khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt
+ thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa
2. Giải quyết vấn đề
– Tiếng Việt rất đẹp:
+ Nhận xét của người ngoại quốc
+ Trích lời của một giáo sĩ nước ngoài
à Tác giả đã đưa ra hai dẫn chứng khách quan mà rất tiêu biểu
+ Tiếp theo, tác giả chứng minh và giải thích vẻ đẹp của tiếng Việt ở nhiều phương diện:
— Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú
— Giàu thanh điệu
— Từ vựng dồi dào cả về ba mặt: thơ, nhạc, học
– Tiếng Việt là một thứ tiếng hay:
+ Khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt:
— Từ vựng tăng ngày một nhiều.
— Ngữ pháp uyển chuyển, chính xác hơn.
— Không ngừng đặt ra những từ ngữ mới, những cách nói mới.
3. Kết thúc vấn đề:
Khẳng định sức sống mạnh mẽ và lâu bền của tiếng Việt.
* Ghi nhớ:Bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện, bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng sức sống của dân tộc.
à Tự hào về tiếng nói của dân tộc cũng là một biểu hiện của lòng yêu lòng nước, lòng tự hào dân tộc.
C – ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Phạm Văn Đồng (1906 – 2000), nhà cách mạng nổi tiếng và là nhà văn hóa lớn.
2. Tác phẩm
– Xuất xứ: Bài văn trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).
– Bố cục: 2 phần:
+ Đoạn 1,2: (nêu vấn đề) Cuộc sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch.
+ Đoạn 3: (giải quyết vấn đề) Những dẫn chứng và lí lẽ chứng minh điều đó.
* Văn bản là một đoạn trích; tuy nhiên, nó vẫn là một văn bản hoàn chỉnh vì đã chứng minh được một cách đầy đủ, thuyết phục vấn đề nêu ra ở phần mở bài.
II. Đọc – hiểu chi tiết
1. Đặt vấn đề
– Tác giả vừa nêu vấn đề vừa nhấn mạnh: sự hài hòa và thống nhất giữa hai phẩm chất: vĩ đại và giản dị; chính trị và đạo đức trong con người, trong lối sống và tính cách của Bác.
– Đoạn văn thứ hai đã nhấn mạnh, giải thích phẩm chất ấy luôn nguyên vẹn trước 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió, vì một mục đích duy nhất và vô cùng cao đẹp: tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn của dân tộc.
à Đoạn văn là một lời ngợi ca, đầy trân trọng, tự hào về Bác, về những người chiến sĩ cách mạng.
2. Giải quyết vấn đề
– Câu đầu của đoạn khái quát luận đề thành ba luận điểm: Đời sống giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua: Bữa cơm và đồ dùng; cái nhà; lối sống. Và từ đó, tác giả lần lượt chứng minh qua từng khía cạnh.
+ Bữa ăn đạm bạc, giản dị, tiết kiệm, từ món ăn đến cách ăn chậm rãi và cẩn trọng à quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.
+ Cái nhà: nhà sàn gỗ tao nhã, thoáng mát.
+ Lối sống: tự mình làm việc
– Tác giả sử dụng lí lẽ để giải thích, bình luận, phân biệt lối sống giản dị nhưng vẫn sôi nổi và phong phú của Bác với lối sống khắc khổ của nhà tu hành, lối sống thanh tao, cô độc của nhà hiền triết và bậc ẩn dật à đánh giá cao lối sống giản dị mà giàu ý nghĩa của Bác.
– Đức tính giản dị của Bác còn được thể hiện trong lời nói và bài viết: những chân lí sâu sắc cũng được Bác lựa chọn từ ngữ và diễn đạt rất giản dị.
à Bằng lối viết giản dị, giàu dẫn chứng, chân thực, sinh động, tác giả đã làm nổi bật lối sống giản dị của Bác và gửi gắm và đó tình yêu, sự kính trọng, ngưỡng mộ, tự hào dành cho vị lãnh tụ của dân tộc.
III. Tổng kết
* Ghi nhớ (SGK – tr55)
D – VĂN BẢN “Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG”
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Hoài Thanh (1909 – 1982), là một nhà phê bình văn học xuất sắc.

2. Tác phẩm
– Xuất xứ: Bài văn được in trong “Bình luận văn chương” (1988); có lần in lại đã đổi nhan đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương.
– Bố cục: 2 phần:
+ Đoạn 1,2: (nêu vấn đề) Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
+ Còn lại: Phân tích, chứng minh ý nghĩa của văn chương đối với cuộc sống con người.
II. Đọc – hiểu chi tiết
1. Nêu vấn đề
– Cách vào đề của Hoài Thanh bất ngờ mà rất tự nhiên, hấp dẫn và xúc động: Ông kể một câu chuyện về tình yêu thương của thi sĩ với chú chim sắp chết và đưa ra kết luận: Tiếng khóc đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca
à Thi ca bắt nguồn từ tình yêu, sự cảm thương trước cuộc sống, trước những nỗi bi thương của vạn vật muôn loài.
à Cách vào đề lôi cuốn, hấp dẫn, giàu cảm xúc này là phong cách nghị luận độc đáo của Hoài Thanh.
2. Bàn về ý nghĩa và công dụng của văn chương
– Ý nghĩa và công dụng:
+ Văn chương là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng: phản ánh cuộc sống của con người, thế giới tâm hồn của con người và vạn vật xung quanh. Ví dụ: Ca dao, tục ngữ giúp ta hiểu về đời sống lam lũ, nhọc nhằn và tâm tư, tình cảm của nhân dân.
+ Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: nhà văn sáng tạo ra những thế giới riêng, độc đáo, mới lạ: thế giới loàiv ật trong Dế Mèn phiêu lưu kí…
+ Khơi gợi tình cảm, lòng vị tha: con người sẽ không còn vị kỉ, sẽ biết buồn, biết vui từ những cuộc sống khác trên trang sách.
à Cuộc đời trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
– Để khẳng định ý nghĩa và công dụng ấy, tác giả đã nêu ra luận chứng vô cùng thuyết phục và giàu cảm xúc:
+ Nhờ có thi sĩ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp.
+ Nhờ có thi sĩ, tiếng suối, tiếng chim nghe mới hay.
+ Nếu không có các thi nhân, văn nhân, cảnh tượng cuộc sống sẽ trở nên nghèo nàn.
à Thêm một lần nữa đề cao ý nghĩa và công dụng của văn chương.
PHIẾU BÀI TẬP
Chuyên đề: Văn bản nghị luận
Thời gian: 10 phút
Câu 1. Nối tên văn bản và tên tác giả tương ứng:
Văn bản
|
Tác giả
|
|
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
|
Hồ Chí Minh
|
|
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
|
Hoài Thanh
|
|
Đức tỉnh giản dị của Bác Hồ
|
Phạm Văn Đồng
|
|
Ý nghĩa văn chương.
|
Đặng Thai Mai
|
Câu 2. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết vào thời kì nào?
A. Trước cách mạng tháng 8/1945
B. Thời kháng chiến chống thực dân Pháp 1946- 1954
C. Thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ 1954 – 1975
D. Thời kì thống nhất đất nước sau 1975
Câu 3. Những dẫn chứng chủ yếu nào được đưa ra để chứng tỏ lòng yêu nước của nhân dân ta trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?
A. Các cuộc kháng chiến đánh giặc ngoại xâm trong lịch sử
B. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
C. Những hành động, việc làm của mọi người, mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp
D. Công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh trong lịch sử
Câu 4. Nội dung chính của văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” được thể hiện rõ nhất ở câu nào sau đây:
A. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
B. Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng.
C. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt.
D. Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói tren đây, là một chwgns cứ khá rõ về sức sống của nó.
Câu 5. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.”
1. Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Của ai?
2. Khái quát luận điểm của đoạn văn trên bằng một câu văn.
3. Đoạn văn trên giữ vai trò như thế nào với luận điểm đó?
A. Bộc lộ cảm xúc
B. Bình luận nâng cao
C. Bình luận kết hợp biểu cảm
D. Giải thích kết hợp bình luận
Câu 6. Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã bàn tới ý nghĩa của văn chương trên những phương diện nào?
A. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
B. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ của văn chương
C. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương
D. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng và giá trị của văn chương
Câu 7. Nội dung nào không có trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?
A. Ngợi ca Bác Hồ, một người Việt Nam giản dị.
B. Đưa ra những chứng cứ rất cụ thể về đức tính giản dị của Bác Hồ.
C. Đưa ra những nhận xét sâu sắc và chân thành của Bác Hồ.
D. Ngợi ca ý chí vượt lên trên mọi khó khăn của Bác Hồ.
Câu 8. Dẫn chứng trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được lựa chọn và sắp xếp theo trình tự nào?
A. Từ hiện tại trở về quá khứ
B. Từ hiện tại đến tương lai
C. Từ quá khứ đến hiện tại
D. Từ quá khứ đến hiện tại rồi tới tương lai
Nguồn Tư liệu Ngữ văn THCS