Tư liệu Ngữ văn THCS xin gửi tới thầy cô và các em kiến thức trọng tâm ôn tập Văn bản Lão Hạc. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích cho thầy cô và các em trong quá trình học tập và giảng dạy Ngữ văn 8
ÔN TẬP VĂN BẢN LÃO HẠC (NAM CAO)
I. Tìm hiểu chung về tác giả Nam Cao và văn bản Lão Hạc1. Tác giả
– Nam Cao (1917 – 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.
– Ông là nhà văn hiện thức xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
– Sau cách mạng, ông sáng tác phục vụ kháng chiến và hi sinh trên đường công tác.
– Ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
2. Tác phẩm Lão Hạca. Xuất xứ
Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943.
b. Bố cục:
- Từ đầu… đáng buồn : Những việc làm của lão Hạc trước khi chết
– Còn lại : Cái chết của lão Hạc
* Nhân vật chính : Lão Hạc, ông giáo.
|
* Nhân vật trung tâm : Lão Hạc
II. Đọc – hiểu văn bản Lão Hạc1. Nhân vật lão Hạca. Hoàn cảnh
– Vợ mất sớm, gà trống nuôi con à côi cút.
– Con bỏ đi đồn điền cao su, không có tin tức gì.
– Bệnh tật, mất việc.
– Chỉ có một con chó để bầu bạn nhưng cũng phải bán đi.
à Lão Hạc là một người dân lao động nghèo khổ nhưng nhân hậu, thuần phác, thương con trai, ngay cả với một chú chó, lão cũng yêu thương như một đứa trẻ.
à Lão Hạc phải bán con Vàng vì lão không có sự lựa chọn nào khác: lão nghèo đói, mất việc, con Vàng lại ăn khỏe. à người nông dân bước đầu lâm vào bế tắc.
=> Lão Hạc đã phải trăn trở rất nhiều mới quyết định bán con Vàng. Nếu có cách khác, lão nhất quyết sẽ không bán. Bởi với lão, con Vàng đâu chỉ là một con chó, nó vừa là kỉ vật của con trai, lại vừa là bầu bạn của lão. à quyết định đầy đau xót.
b. Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con Vàng
– Lão cố làm ra vui vẻ nhưng nụ cười như mếu và đôi mặt ầng ậng nước.
– Khi nhắc lại cảnh người ta bắt con Vàng, lão không còn cố gắng vui vẻ được nữa: mặt lão co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, cái đầu ngoẹo về một bên, hu hu khóc như con nít.
à Bằng hàng loạt các từ ngữ tượng hình, tượng thanh, sự miêu tả tỉ mỉ, tác giả đã làm nổi bật sự đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc của lão Hạc khi phải bán đi con Vàng. Tâm trạng đau đớn ấy cứ tăng dần, tăng dần và òa vỡ ra thành tiếng khóc hu hu như con nít.
|
à Lão Hạc là người sống tình nghĩa, lương thiện. Lão đau đớn, ân hận, day dứt vì trót lừa một con chó. à người nông dân tuy nghèo khổ nhưng tâm hồn cao đẹp, đáng yêu mến, kính trọng.
=> Những giọt nước mắt này là những giọt nhân tính thanh khiết nhất mà cuộc vật lộn sinh tồn muốn cướp đi. Nam Cao như thấy cả cuộc đời đau khổ cùng nỗi dày vò lớn lao của Lão Hạc. Nhìn gương mặt lão, nghe lão khóc, thương lão bao nhiêu thì ta cũng kính trọng lão bấy nhiêu. Nêu lên sự việc lão Hạc bán chó rồi đau khổ vật vã, tự trách mình, ngòi bút Nam Cao đã lay động nơi sâu thẳm trong tâm hồn ngừơi đọc.
c. Cái chết của lão Hạc
* Nguyên nhân : Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát
=> số phận cơ cực, đáng thương của nhân vật nghèo ở những năm đen tối trước cách mạng tháng Tám.
=> Cái chết xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.
* Lão âm thầm, chuẩn bị cho cái chết của mình:
+ Gửi vườn; hi vọng ngày con trai về có vườn để làm ăn
+ Gửi tiền làm ma; ko muốn phiền luỵ đến hàng xóm
=> Tất cả đều xuất phát từ lòng yêu thương của một người cha nghèo, giàu lòng tự trọng.
* Cái chết :
+ thật bất ngờ với tất cả mọi người à Sự bất ngờ của cái chết càng làm cho câu chuyện thêm căng thẳng, xúc động.
+ dữ dội, đau đớn, kinh hoàng, buồn thảm, đáng thương, vì đó là cái chết do trúng độc bả chó => đau đớn về thể xác nhưng lại thanh thản về tâm hồn, cái chết như một sự giải thoát.
+ Cái chết là bất dắc dĩ, như một sự lựa chọn tất yếu. Bởi lão không thể tìm con đường nào khác để tiếp tục sống mà không ăn vào tiền của con, hoặc bán mảnh vườn.
* Cái chết của lão Hạc có một ý nghĩa sâu sắc:
– Bộc lộ rõ số phận, tính cách của lão Hạc => Số phận của người nông dân nghèo Việt Nam trước cách mạng tháng Tám: Nghèo khổ bế tắc nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp: giàu tình thương, tự trọng.
– Tố cáo hiện thực xã hội thực dân phong kiến, cái xã hội nô lệ, tối tăm đã đưa người dân đến bần cùng hoá, bước đường cùng. Họ chỉ có 2 con đường : hoặc là sa đọa tha hoá (như Binh Tư), hoặc là chọn cái chết để giữ lấy sự trong sạch, lương thiện của mình.
– Tạ lỗi với cậu Vàng
– Thể hiện tình yêu thương mãnh liệt và trọn vẹn với đứa con.
|
– Giúp mọi người yêu thương, kính trọng lão Hạc hơn.
2. Nhân vật ông giáo
– Ông giáo vừa là người kể chuyện, lại vừa là nhân vật chứng kiến, tham gia vào câu chuyện àvừa dẫn dắt câu chuyện lại vừa bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm trạng của bản thân à Câu chuyện hiện lên chân thực, gần gũi và sâu sắc hơn.
– Ông giáo là một trí thức nghèo, giàu tình thương, lòng tự trọng. Ông luôn tỏ ra thông cảm, thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc và luôn tìm cách an ủi, giúp đỡ lão:
+ Khi chứng kiến nỗi đau của lão Hạc khi phải bán con Vàng, ông giáo muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc, không xót xa năm quyển sách của mình àđồng cảm, thấu hiểu.
+ Ông giáo giấu diếm vợ giúp đỡ lão Hạc.
+ Khi nghe tin lão Hạc xin bả chó, ông giáo cảm thấy rất bất ngờ, đau xót và buồn bã, thất vọng, bởi ông yêu mến, kính trọng lão Hạc và đặt niềm tin vào sự lương thiện của con người.
– Ông giáo là một người giàu triết lý, luôn trăn trở về cuộc sống.
+ Suy nghĩ của ông giáo khi Lão Hạc chết:
— Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn: vì nhân tính vẫn chiến thắng, lòng tự trọng vẫn giữ chân con người trước vực thẳm tha hóa; lão Hạc vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp của mình.
— vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác: buồn vì những người nông dân lương thiện, giàu lòng tự trọng như lão Hạc lại phải chết.
|
àTình thương và lòng nhân ái sâu sắc.
III. Tổng kết
1. Nội dung
– Số phận đau thương của ng nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ.
– Tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân.
à Giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc.
2. Nghệ thuật
– Ngôi kể gần gũi, chân thực.
|
– Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.
Xem thêm: