• Giới thiệu
  • Liên hệ
Thứ Hai, Tháng Hai 6, 2023
Tư liệu Ngữ Văn THCS
  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi
Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
Tư liệu Ngữ Văn
Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Văn 8

Ôn tập văn bản “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn) – Ngữ văn 8

Cherry Chan Đăng bởi Cherry Chan
24/08/2022
trong Văn 8
0
Ôn tập văn bản "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) - Ngữ văn 8
77
Chia sẻ
1.3k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là một áng thiên cổ hùng văn chan chứa tình yêu nước và ý chí quyết chiến cùng nỗi niềm đau đáu lo cho dân cho nước. Tư liệu Ngữ văn THCS xin gửi tới thầy cô và các em bài ôn tập văn bản Hịch tướng sĩ. Hi vọng đầy sẽ là tài liệu hữu ích cho thầy cô và các em trong việc ôn tập Ngữ vă 8.

Tham khảo thêm

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Đề thi học sinh giỏi Văn 8

Đọc thêm về Đôn Ki-hô-tê và đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” – Ngữ văn 8

 

ÔN TẬP VĂN BẢN HỊCH TƯỚNG SĨ

I. Tìm hiểu chung văn bản Hịch tướng sĩ

1. Tác giả

Vì yêu mà đến, danh tướng Trần Quốc Tuấn "cướp dâu" chấn động triều đình
– Trần Quốc Tuấn (1231-1300), tước Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc và của thế giới thời trung đại.
– Ông là người có công trong 2 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên.
– Ông là nhà lí luận quân sự với các tác phẩm Binh thư yếu lược..

2. Tác phẩm Hịch tướng sĩ

a. Hoàn cảnh sáng tác

Image result for kháng chiến chống quân nguyên mông lần 2
 – Bài hịch được viết trước cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông- Nguyên lần 2, ông viết nhằm khích lệ, động viên tinh thần yêu nước, trung nghĩa, quyết thắng của các tướng sĩ dưới quyền, thuyết phục tướng sĩ học: “Binh thư yếu lược”.

b. Thể loại

Related image
Hịch: Là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua,chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh dùng để cổ động thuyết phục, kêu gọi đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài
– Đặc điểm chung của Hịch: khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe, được viết theo thể văn biền ngẩu (từng cặp câu cân xứng với nhau).
– Bố cục của bài hịch, điểm riêng trong bài hịch của Trần Quốc Tuấn (sgk – tr59).
* Sự khác nhau giữa chiếu và hịch:
– Giống nhau: Đều là văn nghị luận được viết bằng văn xuôi hoặc văn vần, văn biền ngẫu.
–  Khác: Chiếu dùng để ban bố mệnh lệnh. Hịch dùng để cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi, mục đích là để khích lệ tinh thần.

  c. Bố cục: 4 đoạn

– Từ đầu…tiếng tốt: Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ đã bỏ mình vì nước.
– Tiếp….chẳng kém gì: Tình hình đất nước hiện tại, nỗi lòng chủ tướng
– Tiếp…có được không?: Phân tích đúng sai
– Còn lại: Nhiệm vụ cụ thể, cấp bách..

II. Đọc – hiểu văn bản Hịch tướng sĩ

1.  Đoạn 1: Nêu gương trung thần nghĩa sĩ.

– Nêu gương trung thần nghĩa sĩ hi sinh vì chủ, vì nước.
– Cách nêu từ xa đến gần, từ xưa đến nay. Có người là tướng lĩnh, có người là bề tôi à ai cũng có thể lập công.
– Mục đích: Tất cả chủ ý đều hướng vào tinh thần, ý chí hi sinh vì vua, vì chủ rất đáng ca ngợi.
=> Khơi gợi lòng yêu nước, chí làm trai đang ngủ quên trong lòng những người lính.
à Bộc lộ tình cảm ngưỡng mộ đối với những gương sáng trong sử sách. Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ như thức tỉnh những người lính đang chìm trong cuộc vui riêng.

2. Nhận định tình hình

a) Tội ác của giặc
– Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù, được lột tả bằng những hành động cụ thể:
  + Đòi ngọc lụa.
  + Hạch sách bạc vàng.
  + Vét kiệt của cải.
  + Hung hãn như hổ đói, như cú diều, như dê chó.
  + Đi lại nghênh ngang.
  + Bắt nạt tể phụ.
à Vạch trần bản chất xấu xa và lòng tham không đáy của kẻ thù.
– Nghệ thuật: Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ – vật hoá, thể hiện lòng căm giận, khinh bỉ giặc và tác giả chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền bị xâm phạm.
b. Nỗi lòng của tác giả
– Quên ăn, mất ngủ, đau đớn thắt tim, thắt ruột thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc, sẳn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước.
– Giọng văn: lúc tha thiết, lúc đanh thép.
c) Tình cảm và ân nghĩa của chủ tướng đối với tì tướng của mình.
– Không có mặc Ø cho áo.
– Không có ăn Øcho cơm.
– Lương ít Ø cấp bổng.
– Đi thuỷ, đi bộ…cùng nhau sống chết… vui cười.
à Chủ tướng quan tâm đến mọi mặt của tì tướng. Đó là sự gắn bó đồng cam cộng khổ, chia ngọt xẻ bùi.
– Quan hệ chủ tướng nhằm khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, còn quan hệ cùng cảnh ngộ, khích lệ lòng nhân ái, thuỷ chung của những ngưòi chung hoàn cảnh..
 ù Thể hiện sự gắn bó quan tâm yêu thương sâu nặng cụ thể, kịp thời đầy ân tình và bao dung giữa chủ và bầy tôi.

3. Phân tích phải trái

– Những biểu hiện sai trái trong hàng ngũ tướng sĩ:
+ Vui chọi gà, ham đánh bạc, thích rượu ngon, mê tiếng hát.
+ Thú vui ruộng vườn, lo làm giàu, ham săn bắn.
– Trần Quốc Tuấn tập trung phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước và sự ham chơi hưởng lạc , sự vô trách nhiệm khi vận mệnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc.
– Thái độ tác giả: Phản ứng bất bình, nói thẳng gần như sĩ mắng: “không biết lo”, “không biết thẹn”, “không biết tức”.
à Những việc làm tưởng như nông cạn, nhỏ nhặt tưởng như vô hại nhưng hậu quả thật là khôn lường. Thái  ấp bổng lộc, gia quyến, vợ con khốn cùng, xã tắc tổ tông bị giày xéo, thanh danh bị ô nhục. Chủ và tướng, chung và riêng.. tất cả đều đau xót biết chừng nào! Ta hình dung các tướng sẽ xấu hổ đến thế nào, thẹn thùng ra sao, da mặt sẽ dày cộm lên khi nghe những lời xối xả như nước lạnh táp vào mặt, như roi quất của vị chủ tướng vốn nhân từ đại lượng.
* Mục đích: Mong muốn các tướng sĩ là:
  + Nêu cao tinh thần cảnh giác.
  + Chăm lo tập dượt cung tên.
* Nghệ thuật: So sánh, tương phản, điệp từ điệp ý tăng tiến và sử dụng những từ mang tính phủ định “không còn, cũng mất, bị tan, cũng khốn” khi nêu viễn cảnh đầu hàng, thất bại.
– Khi nêu viễn cảnh chiến thắng tác giả dùng những từ mang tính chất khẳng định “Mãi mãi vững bền, đời đời hưởng thụ, sử sách lưu thơm.”
– Nghệ thuật điệp ngữ, điệp ý có tác dụng nêu bật vấn đề từ nhạt đến đậm, giúp người đọc thấy đúng sai, nhận ra điều phải trái.

4. Những nhiệm vụ cấp bách.

– Phải đọc và làm theo sách: “Binh thư yếu lược”.
– Có thái độ dứt khoát: Giặc là kẻ thù không đội trời chung.
– Phải biết rửa nhục.
– Khích lệ căm thù giặc, nổi nhục mất nước.
– Khích lệ lòng trung quân ái quốc và lòng ân nghĩa thuỷ chung.
– Khích lệ ý chí lập công danh xã thân vì nước.
– Khích lệ lòng tự trọng, nhận rõ cái sai, thấy rõ điều đúng.
ØØ Khích lệ lòng yêu nước bất khuất quyết chiến thắng kẻ thù.
Top 12 Bài văn phân tích tác phẩm "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn hay  nhất - Toplist.vn
IV.Tổng kết.
1. Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
2. Nghệ thuật: Đây là áng văn chính luận xuất sắc, có sự lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết, có sức lôI cuốn mạnh mẽ.
 
Nguồn Tư liệu Ngữ văn THCS (Mọi sao chép vui lòng ghi rõ nguồn)

Xem thêm:

  • Ôn tập văn bản Hịch tướng sĩ
  • Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 8
  • Bí quyết chinh phục điểm cao Ngữ văn 8
Chia sẻ31Tweet19
Cherry Chan

Cherry Chan

THAM KHẢO THÊM

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8
Học sinh giỏi

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Đăng bởi Cherry Chan
29/07/2022
Pac Bo 700
Học sinh giỏi

Đề thi học sinh giỏi Văn 8

Đăng bởi Cherry Chan
04/08/2022
Danh Nhau Voi Coi Xay Gio 700
Khác

Đọc thêm về Đôn Ki-hô-tê và đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” – Ngữ văn 8

Đăng bởi Cherry Chan
02/08/2022
Bi Quyet Tang Nhanh Diem Kiem Tra Ngu Van 9 1.png
Khác

Sách tham khảo – Tài liệu chuyên Văn Trung học cơ sở Lớp 8

Đăng bởi Cherry Chan
02/08/2022
Bài tiếp
Chuyen Giac Minh Nuong Thit Nguoi Nhin Tu Goc Do Lich Su

Chuyện giặc Minh nướng thịt người nhìn từ góc độ lịch sử

Bài mới

50 đề thi Ngữ văn 9 – ôn luyện vào 10

02/02/2023
Bi Quyet Thanh Cong 1

01 bài văn hay: Bản chất của thành công

16/09/2022
Tac Gia Tac Pham Bay Chim Chia Voi 2

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 theo thể loại – Chương trình mới

25/08/2022
Bai Van Thuyet Minh Ve Tac Gia Nguyen Du So 3 611882

Hiểu thêm về 4 tên gọi của Nguyễn Du

16/08/2022
Giao An Van 7

Giáo án Văn 7 trọn bộ Word và PPT: Bộ kết nối tri thức và cuộc sống

09/08/2022
Tac Gia Tac Pham Bay Chim Chia Voi 2

Giáo án Văn 7 Kết nối tri thức Bài 1 – Bầu trời tuổi thơ

01/08/2022
Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

29/07/2022
Download

52 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ÔN THI VÀO 10

19/07/2022
9 De Doc Hieu Dong Chi

Bộ đề đọc hiểu văn bản “Đồng chí” – Ngữ văn 9

20/07/2022
Tư liệu Ngữ Văn THCS

Tổng hợp các tài liệu, đề ôn thi các khối THCS, giúp ôn tập và tăng cường kiến thức cho giáo viên và học sinh.

TAGS

giáo án giáo án Văn Giáo án Văn 7 hiểu về tác phẩm Nam Cao nghị luận xã hội Ngữ văn 8 thi vào 10 thành ngữ thơ trữ tình truyện cổ tích trắc nghiệm văn tài liệu chuyên văn tác giả trong nhà trường Tác giả và tác phẩm Văn 9 Ôn thi vào 10 ôn tập ôn tập Ngữ văn 9 Đánh nhau với cối xay gió Đề đọc hiểu đề thi vào 10 môn Văn đề thì vào 10

FANPAGE

  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi

© 2022 Tư liệu Ngữ Văn .

Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi

© 2022 Tư liệu Ngữ Văn .