Văn bản Hai cây phong là một văn bản đầy chất thơ. Tuy nhiên, đây lại là văn bản khó dạy, khó học. Tư liệu Ngữ văn xin giới thiệu hệ thống ý đơn giản, ngắn gọn nhất về văn bản “Hai cây phong” này. Hi vọng sẽ hữu ích cho thầy cô và các em trong quá trình giảng dạy và học tập Ngữ văn 8.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Ai-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan.
– Tác phẩm: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng.
![]() 2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
Văn bản là phần đầu truyện Người thầy đầu tiên
b. Bố cục: 4 phần
– P1: Từ đầu “ …. chân trời phía Tây” – Giới thiệu chung về ngôi làng.
– P2: Tiếp “…chiếc gương thần xanh” – Hình ảnh hai cây phong và tâm trạng của tôi khi mỗi lần về thăm làng.
– P3: Tiếp theo đến “ …. biêng biếc kia.” – Kỉ niệm thời thơ ấu.
– P4: Còn lại. Nhớ về người trồng hai cây phong gắn liền với ngôi trường Đuy-sen.
c. Ngôi kể và mạch kể
– Ngôi kể: tôi – chúng tôi
– Mạch kể: Xen lẫn hiện tại và quá khứ
|
à Câu chuyện là sự đan xen giữa hiện tại và kí ức.
II. Đọc – hiểu chi tiết
1. Hai cây phong trong cái nhìn của người họa sĩ
a. Giới thiệu về làng Ku-ku-rêu
![]() – Vị trí: ven chân núi, trên một cao nguyên, phía dưới là thung lũng.
– Khung cảnh:
+ những khe nước ào ào đổ xuống
+ thảo nguyên mênh mông nằm cạnh rặng núi Đen
+ con đường sắt chạy tít đến tận chân trời
à Làng nằm giữa một không gian bao la, thoáng đãng.
à Khung cảnh làng vừa hùng vĩ lại vừa nên thơ, xen lẫn vẻ đẹp hiện đại, hứa hẹn cuộc sống ấm no, tươi mới.
|
è Hình ảnh ngôi làng là cái nền thật đẹp để hai cây phong xuất hiện.
b. Hình ảnh hai cây phong
– Vị trí:Phía trên làng, giữa một ngọn đồi àtrung tâm, dễ nhìn thấy – như ngọn hải đăng đặt trên núi
– Nguồn gốc:biết chúng từ thuở biết mình àgắn bó, trân trọng, nâng niu.
– Cảm nhận chung của tác giả:
+ bao giờ cũng cảm biết được, lúc nào cũng nhìn rõ
+ mong chóng về tới làng, đến với hai cây phong
+ đứng dưới gốc cây để nghe tiếng lá cho đến say sưa, ngây ngất.
à Hình ảnh thân thuộc trong tâm hồn người họa sĩ, là điểm tựa tìm về quê hương.
à Tác giả yêu cây phong bằng một tình yêu tha thiết, say mê.
àHai cây phong là biểu hiện tình yêu và nỗi nhớ làng quê của một con người sống xa quê.
– Âm thanh của hai cây phong:
+ Có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, chan chứa một lời ca êm dịu.
+ Tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau: làn sóng thủy triều, thì thầm như đốm lửa vô hình, im bặt, cất tiếng thở dài như thương tiếc, reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy.
– Khi trưởng thành, hiểu được bí mật của hai cây phong, tác giả vẫn không vỡ mộng à sức mạnh và sự lâu bền của kỉ niệm tuổi thơ không gì có thể xóa mờ được.
àBằng nghệ thuật: miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa, cây phong hiện lên sống động với tâm hồn phong phú.
àTâm hồn nghệ sĩ tài hoa đã tạo nên một bức tranh giàu chất nhạc, chất họa. Tác giả vẽ bức tranh bằng cả tâm hồn, bằng tình yêu của mình.
2. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ
– Cây phong gắn liền với những kỉ niệm ấu thơ:
+ Chúng tôi chạy lên đồi – hai cây phong lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời
+ lũ trẻ bám vào các mấu mắt, trèo lên cành cao
à Lũ trẻ hồn nhiên, tinh nghịch
à Hai cây phong hiền dịu, chở che và yêu thương lũ trẻ như người bạn lớn, như người mẹ hiền.
– Hai cây phong mở ra một thế giới mới:
+ Những ngôi nhà rộng lớn nhỏ lại
+ Thảo nguyên hoang vu mở ra vô tận
+ Những vùng đất mới chưa từng biết đến
à Một thế giới đẹp đẽ, vô ngần của không gian bao la và ánh sáng.
à Một khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, vừa quen thuộc vừa lạ lẫm.
– Hai cây phong bồi đắp vẻ đẹp tâm hồn:
+ Yêu thiên nhiên
+ Ham hiểu biết
+ Yêu quê hương
à Nghệ thuật: ngôi kể, miêu tả sinh động
à Hai cây phong là hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng và giàu ý nghĩa trong kí ức tuổi thơ.
– Điều người nghệ sĩ chưa nghĩ đến: ai là người trồng hai cây phong? họ ước mơ gì khi trồng? ấp ủ hi vọng gì khi vun xới? vì sao ngôi trường lại mang tên: trường Đuy-sen?
à Suy nghĩ này giúp mạch truyện được tiếp nối, mở ra câu chuyện về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai.
|
à Hai cây phong là nhân chứng cho câu chuyện xúc động về người thầy đầu tiên và tình thầy trò.

Ảnh – Vùng đất Cư-rơ-gư-xtan
III. Tổng kết
1. Nội dung
– Hình ảnh cây phong sống động và giàu ý nghĩa.
– Tình yêu và sự gắn bó tha thiết với quê hương.
2. Nghệ thuật
– Ngòi bút đậm chất hội họa
– Mạch kể lồng ghép: tôi – chúng tôi
– Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng phong phú
|