• Giới thiệu
  • Liên hệ
Thứ Hai, Tháng Hai 6, 2023
Tư liệu Ngữ Văn THCS
  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi
Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
Tư liệu Ngữ Văn
Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Khác

03 cách kiểm tra miệng hiệu quả trong Dạy văn học Văn

Cherry Chan Đăng bởi Cherry Chan
19/07/2022
trong Khác
0
Kiem Tra Mieng Giaoducnetvn
76
Chia sẻ
1.3k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Tham khảo thêm

Hiểu thêm về 4 tên gọi của Nguyễn Du

Giải nghĩa 90 thành ngữ quen thuộc

Đọc thêm về Đôn Ki-hô-tê và đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” – Ngữ văn 8

Mời thầy cô cùng tham khảo một số cách kiểm tra miệng hiệu quả được chia sẻ bởi cộng đồng giáo viên. Những chia sẻ dưới này sẽ vô cùng hữu ích cho các thầy cô trong việc Dạy học hiệu quả, sáng tạo môn Văn.
GD&TĐ – Cô Đỗ Thị Sáng – Giáo viên Trường THPT Đinh Chương Dương (Thanh Hóa) – chia sẻ những phương pháp kiểm tra miệng, thực hiện đầu các tiết dạy, có thể phát huy tính tích cực của học sinh trong học bài cũ.
Thầy giáo nói ra những bí mật của kiểm tra miệng ở trường phổ thông - Giáo dục Việt Nam
Hiện nay, khi kiểm tra đầu tiết dạy, giáo viên thường sử dụng cách truyền thống là gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi bài cũ, hoặc nêu câu hỏi sau đó lấy tinh thần xung phong của học sinh.
Theo cô Sáng, cách kiểm tra này hiệu quả không cao vì: Nhiều học sinh không học bài cũ do nghĩ có thể không đến lượt mình, một số lại học đối phó bằng cách học bài cũ một hôm để xung phong lên bảng lấy điểm cao sau đó có thể không cần học bài cũ nữa…
Mặt khác, cách kiểm tra này vừa tốn nhiều thời gian, lại gây tâm lí căng thẳng cho học sinh, không thể kiểm tra được nhiều em cùng một lúc.
Để khắc phục các nhược điểm này, giáo viên có thể thực hiện theo 2 cách như sau:
1. Kiểm tra miệng bằn cách gọi cùng lúc 4 học sinh lên bảng
Giáo viên gọi một lượt 4 học sinh lên bảng. Giáo viên đưa ra câu hỏi chung cho tất cả, học sinh nào trả lời được trước thì giáo viên cho phép về chỗ. Các học sinh còn lại sẽ trả lời các câu hỏi phụ hoặc bổ sung cho bạn trả lời trước.
Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên nhận xét, bổ sung để khắc sâu kiến thức cho học sinh, đồng thời cho điểm. Học sinh trả lời nhanh và hoàn chỉnh nhất được cho điểm vào cột M1. Các học sinh khác được cho điểm vào cột M2.
Đây là hình thức kiểm tra đơn giản nhất, dễ thực hiện, có thể áp dụng cho việc kiểm tra bài cũ hoặc củng cố bài. Với cách này học sinh sẽ bớt đi tâm lý lo sợ, e ngại khi kiểm tra miệng và có được nhiều sự lựa chọn hơn.
2. Cả giáo viên và học sinh cùng tham gia kiểm tra miệng
Với cách này, giáo viên gọi học sinh trả lời một câu hỏi kiến thức đã được học và củng cố rất kỹ trong tiết trước (5 điểm), câu thứ hai do một bạn (đang ngồi dưới lớp) hỏi 2 điểm), câu 3 do chính học sinh được gọi hỏi một bạn khác (đang ngồi dưới lớp) (3 điểm).
Số điểm mà em học sinh này đạt được sẽ được ghi vào cột M1, số điểm mà 2 học sinh khác do đặt câu hỏi đúng hoặc trả lời đúng sẽ được ghi vào cột M2. Sau một thời gian quen dần cần nâng cao yêu cầu câu hỏi của học sinh đặt ra cho bạn mình.
Lưu ý: Khi thực hiện cách kiểm này, giáo viên cần linh hoạt gợi ý cho học sinh đặt câu hỏi cho phù hợp với nội dung cần kiểm tra, để không bị lạc đề và đỡ tốn thời gian vào bài mới.
Cách kiểm tra để tự học sinh đặt câu hỏi này không chỉ áp dụng cho kiểm tra miệng mà còn có thể áp dụng với cả khi kiểm tra củng cố cuối bài.
Để phát huy hơn nữa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giáo viên có thể ra bài tập về nhà cho các em như sau:
Dựa vào phần bài học mỗi em sẽ ra 5 câu hỏi tương tự, 2 câu trắc nghiệm khách quan, 3 câu tự luận, vừa vận dụng lý thuyết, vừa có liên hệ thực tế.
Tiết học tiếp theo, giáo viên sẽ thu toàn bộ và chọn ngẫu nhiên bài của một số học sinh, sau đó gọi học sinh cầm những câu hỏi đó để làm bài kiểm tra miệng của mình.
3. Cả lớp cùng tham gia kiểm tra miệng
student : sinh viên (sơ-tiếu-đơn-tơ)
Giáo viên gọi 5 – 6 học sinh lên ngồi các dãy bàn đầu, mỗi học sinh mang theo 1 tờ giấy có đánh số thứ tự từ 1 đến 10, học còn lại sẽ cùng làm và dùng vở nháp để ghi các đáp án tương ứng. Giáo viên đọc các câu hỏi lần lượt từ 1 đến 10 và yêu cầu học sinh ghi các đáp án tương ứng. Sau đó, thu bài của học sinh được gọi lên và 1 vài bài của học sinh ngồi bên dưới để chấm điểm. Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm. Sau đó giáo viên có thể ra thêm câu hỏi phụ với nội dung kiến thức khó hơn, khuyến khích học sinh xung phong trả lời lấy điểm cao hơn. Bằng cách này, giáo viên có thể kiểm bài cũ hoặc kiểm tra miệng phần củng cố bài bằng các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn hoặc các câu hỏi có phần trả lời ngắn gọn.
Trên đây là những cách kiểm tra miệng hiệu quả, giúp học sinh hứng thú hơn trong môn học. Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với các thầy cô.
Nguồn: baomoi.com
Xem thêm:
  • Giải nghĩa 90 câu thành ngữ quen thuộc
  • 52 đề nghị luận xã hội ôn thi vào 10
Chia sẻ30Tweet19
Cherry Chan

Cherry Chan

THAM KHẢO THÊM

Bai Van Thuyet Minh Ve Tac Gia Nguyen Du So 3 611882
Khác

Hiểu thêm về 4 tên gọi của Nguyễn Du

Đăng bởi Cherry Chan
16/08/2022
Thanh Ngu Va Tuc Ngu.jpg
Khác

Giải nghĩa 90 thành ngữ quen thuộc

Đăng bởi Cherry Chan
29/07/2022
Danh Nhau Voi Coi Xay Gio 700
Khác

Đọc thêm về Đôn Ki-hô-tê và đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” – Ngữ văn 8

Đăng bởi Cherry Chan
02/08/2022
0 1.jpeg
Khác

Hiểu thêm về “Tĩnh dạ tứ” Ngữ văn 7

Đăng bởi Cherry Chan
02/08/2022
Bài tiếp
Bộ 25 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9

Bộ 25 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9

Bài mới

50 đề thi Ngữ văn 9 – ôn luyện vào 10

02/02/2023
Bi Quyet Thanh Cong 1

01 bài văn hay: Bản chất của thành công

16/09/2022
Tac Gia Tac Pham Bay Chim Chia Voi 2

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 theo thể loại – Chương trình mới

25/08/2022
Bai Van Thuyet Minh Ve Tac Gia Nguyen Du So 3 611882

Hiểu thêm về 4 tên gọi của Nguyễn Du

16/08/2022
Giao An Van 7

Giáo án Văn 7 trọn bộ Word và PPT: Bộ kết nối tri thức và cuộc sống

09/08/2022
Tac Gia Tac Pham Bay Chim Chia Voi 2

Giáo án Văn 7 Kết nối tri thức Bài 1 – Bầu trời tuổi thơ

01/08/2022
Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

29/07/2022
Download

52 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ÔN THI VÀO 10

19/07/2022
9 De Doc Hieu Dong Chi

Bộ đề đọc hiểu văn bản “Đồng chí” – Ngữ văn 9

20/07/2022
Tư liệu Ngữ Văn THCS

Tổng hợp các tài liệu, đề ôn thi các khối THCS, giúp ôn tập và tăng cường kiến thức cho giáo viên và học sinh.

TAGS

giáo án giáo án Văn Giáo án Văn 7 hiểu về tác phẩm Nam Cao nghị luận xã hội Ngữ văn 8 thi vào 10 thành ngữ thơ trữ tình truyện cổ tích trắc nghiệm văn tài liệu chuyên văn tác giả trong nhà trường Tác giả và tác phẩm Văn 9 Ôn thi vào 10 ôn tập ôn tập Ngữ văn 9 Đánh nhau với cối xay gió Đề đọc hiểu đề thi vào 10 môn Văn đề thì vào 10

FANPAGE

  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi

© 2022 Tư liệu Ngữ Văn .

Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi

© 2022 Tư liệu Ngữ Văn .