Bài viết tổng hợp những thông tin chính về văn bản “Khi con tu hú“. Văn bản “Khi con tu hú” nằm trong chương trình Ngữ văn 8, tập hai. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho thầy cô và các em.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
– Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ cách mạng và kháng chiến. ![]() 2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
19 tuổi đời, đang hoạt động cách mạng sôi nổi say sưa ở Thành phố Huế thì Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam ở Xà Lim số 1 nhà lao Thừa Phủ. Trong những bài thơ tù được in ở tập Từ ấy – phần 2: Xiềng xích, có bài thơ lục bát ngắn “Khi con tu hú”.
![]() b. Bố cục: hai phần
– Sáu câu đầu: Cảnh mùa hè
– Bốn câu thơ tiếp theo: Tâm trạng của người tù cách mạng
c. Thể thơ: lục bát
|
d. Nhan đề bài thơ: Là trạng ngữ chỉ thời gian à Khơi gợi nguồn cảm hứng cho cả bài thơ.
II. Đọc hiểu chi tiết
1. Bức tranh mùa hè
Khổ thơ đầu đã mở ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp: – Âm thanh: tiếng chim tu hú, tiếng ve kêu – âm thanh rộn ràng, đặc trưng của làng quê, của mùa hè.
– Hương vị: thơm của lúa chín, ngọt của trái cây – Người tù thể hiện cảm nhận tinh tế của mình qua cụm từ “đang chín” và “ngọt dần”. Đó là một thiên nhiên đang vận động, đang dần đẹp đẽ nhất, viên mãn nhất, ngọt ngào nhất.
– Màu sắc: Bắp vàng hạt, nắng đào, trời xanh –> Đó là những sắc màu trong trẻo, tươi sáng rất đặc trưng của khung cảnh ngày hè.
– Hình ảnh: con diều sáo lộn nhào trên từng không –> Hình ảnh đặc trưng của làng quê thanh bình, yên ả. Đây vẫn là hình ảnh thiên nhiên đang vận động –> sinh động.
=>Một mùa hè rộn ràng âm thanh, rực rỡ màu sắc ngọt ngào hương vị, khoáng đạt tự do đang mở ra, đang lại gần, vận động trong dòng chu chuyển của thời gian.
|
=> Bị giam trong bốn bức tường, người tù chẳng thể nào nhìn thấy khung cảnh thiên nhiên bên ngoài. Chính niềm khao khát tự do mãnh liệt, chính sức sống tuổi trẻ và hồn thơ lãng mạn đã giúp nhà thơ vẽ được bức tranh mùa hè từ tiếng chim tu hú khơi nguồn đó.
2. Tâm trạng của người tù cách mạng
Tiếng chim tu hú đã gợi ra một khung cảnh mùa hè tươi đẹp, đầy mê say. Con người thiết tha yêu cuộc đời khát khao biết bao được hòa mình vào khung cảnh ấy. Nhưng thực tại, người tù cách mạng lại đang bị giam cầm, chẳng thể nào thoát ra được. Do đó, tâm trạng người tù cách mạng có sự chuyển biến logic, dễ hiểu: Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao chết uất thôi”.
* Đó là tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt. Ngột ngạt vì sự chật chội tù túng nóng bức của phòng giam vào mùa hè. Uất hận vì sự vật được tự do còn người chiến sĩ thì mất tự do.
* Đoạn thơ thể hiện niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài.
So sánh tiếng chim tu hú ở đầu bài thơ và cuối bài thơ
* Giống: Âm thanh, tượng trưng cho lòng yêu đời, khát vọng tự do.
|
* Khác: Đầu bài là tiếng chim gọi bầy báo hiệu mùa gặt, với tâm trạng bồn chồn của nhà thơ.Cuối bài là tiếng chim giục giã tự do, gợi tâm trạng và cảm giác u uất, bực bội, ngột ngạt, muốn tung phá để giành tự do.
III. Tổng kết
1. Nội dung: Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bởng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
2. Nghệ thuật: – Thể lục bát bình dị, thiết tha.
|
– Giọng thơ tự nhiên trong sáng, khoáng đạt, dằn vặt.
Nguồn – Tư liệu Ngữ văn THCS