Tư liệu Ngữ văn THCS xin gửi tới thầy cô Bộ giáo án văn 7 cả năm bộ Kết nối tri thức và cuộc sống. Đây là Bộ giáo án Văn 7 nằm trong dự án Giáo án miễn phí của các thầy cô trong nhóm Giáo án miễn phí Ngữ văn – Lịch sử – Địa lí – GDCD THCS. Trân trọng cảm ơn tấm lòng chia sẻ của các thầy cô.
Mong các thầy cô nhận được bộ giáo án Văn 7 này hãy tiếp tục lan toả miễn phí giáo án đến cộng đồng giáo viên.
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI VỀ GIÁO ÁN VĂN 7 TRỌN BỘ WORD VÀ PPT MIỄN PHÍ – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG.
GIÁO ÁN VĂN 7 BÀI 1: BẦU TRỜI TUỔI THƠ
Đọc – hiểu văn bản (2)
ĐI LẤY MẬT
(2 tiết)
– Đoàn Giỏi –
-
MỤC TIÊU GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7
-
Về năng lực
* Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp [2].
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt [3].
* Năng lực đặc thù
– Xác định được đề tài (thiên nhiên, con người phương Nam) và người kể chuyện (ngôi thứ nhất) [4].
– Nêu được ấn tượng chung về nhà văn Đoàn Giỏi và trích đoạn “Đi lấy mật” [5].
– Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn [6].
– Nhận biết và phân tích được các chi tiết nói về nhân vật cũng như tính cách của nhân vật trong đoạn trích “Đi lấy mật” [7].
-Lựa chọn, phân tích các chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm, tính cách của từng nhân vật; Nêu được ấn tượng chung về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người trong đoạn trích; Hiểu được cách miêu tả tinh tế, sinh động của tác giả. [8].
– Viết được đoạn văn trình bày cảm nhận về một chi tiết thú vị trong đoạn trích [9].
- Về phẩm chất:
– Yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
– Bồi đắp những cảm xúc thẩm mỹ trước thiên nhiên, con người.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7
– Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
– Tranh ảnh về nhà văn Đoàn Giỏi và truyện Đất rừng phương Nam, phim, nhạc về phương Nam
– Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI VỀ GIÁO ÁN VĂN 7 TRỌN BỘ WORD VÀ PPT MIỄN PHÍ – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG.
- HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
- Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những ngữ liệu của phần khởi động.
- Nội dung:
GV chiếu video Việt Nam, đi để yêu
HS xem video và trả lời các câu hỏi.
- Ghi lại các địa điểm nổi tiếng đã xuất hiện trong video?
- Trong những địa điểm ấy, nơi nào để lại cho con ấn tượng sâu sắc nhất? Ấn tượng đó là gì?
GV kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
- Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– Chiếu video, phát giấy note cho HS
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS xem video, ghi câu trả lời lên giấy note
B3: Báo cáo, thảo luận
GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.
HS Chia sẻ câu trả lời
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.
- HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)
2.1 Đọc – hiểu văn bản (59’)
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN (15’) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [4]; [5]; [6]
Nội dung: GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để tìm hiểu về tác giả, KT đặt câu hỏi để HS tìm hiểu văn bản. HS dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời những câu hỏi của GV. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– Chia nhóm cặp đôi (theo bàn). – Yêu cầu HS mở phiếu học tập GV đã giao về nhà trên nhóm zalo (hoặc Padlet) và đổi phiếu cho bạn cùng nhóm để trao đổi, chia sẻ. (Phiếu học tập giao về nhà) ? Trình bày những nét cơ bản về nhà văn Đoàn Giỏi? B2: Thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến. B3: Báo cáo, thảo luận – GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. – HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. B4: Kết luận, nhận định HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). GV: – Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi. – Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau 2. Tác phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) a. Đọc – Hướng dẫn đọc nhanh. + Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát. + Thể hiện rõ lời thoại của các nhân vật – Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ). + Sử dụng chiến lược theo dõi, tóm tắt, hình dung, so sánh. + Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy. + Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán. – Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn. b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại: ? Trích đoạn “Đi lấy mật” viết về đề tài gì? ? Văn bản được trích dẫn từ tập truyện nào của nhà văn Đoàn Giỏi? ? Dựa vào tri thức Ngữ văn hãy cho biết nhân vật chính trong văn bản này là nhân vật nào? ? Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là ngôi kể thứ mấy? Đó là lời kể của ai? ? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: 1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt. 2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: 2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: – Trả lời các câu hỏi của GV. – HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) – Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi. – Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau. |
1. Tác giả
– Đoàn Giỏi (1925- 1989) – Quê: Tiền Giang – Nhà văn của miền đất phương Nam. – Các tác phẩm của ông tập trung tái hiện vẻ đẹp trù phú của thiên nhiên, sự chất phác, thuần hậu, can đảm, trọng nghĩa tình của con người Nam Bộ. – Các tác phẩm chính: Đường về gia hương, Cá bống mú, Đất rừng phương Nam 2. Tác phẩm a) Đọc và tóm tắt – Cách đọc – Tóm tắt b) Tìm hiểu chung – Đề tài: thiên nhiên, con người phương Nam – Xuất xứ: chương 9 trong truyện Đất rừng phương Nam – Thể loại: truyện – Nhân vật chính: An, Cò, tía nuôi – Ngôi kể: ngôi thứ nhất. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||
II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI (44’) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Vẻ đẹp của con người phương Nam (20’) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [7]
Nội dung: GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tìm hiểu về các nhân vật An, Cò, tía nuôi HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– Chia nhóm lớp. – Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 2, 3, 4 bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu. – Thời gian: 10 phút * GV gợi ý bằng cách hướng dẫn HS quan sát trích đoạn trong sgk trang 19, 20. Nhân vật tía nuôi 1. Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói của nhân vật tía nuôi của An? 2. Qua những chi tiết vừa tìm được nêu cảm nhận của em về tía nuôi của An? Dự kiến tình huống khó khăn: HS gặp khó khăn trong câu hỏi số 1. Tháo gỡ: (GV gợi ý HS bằng các câu hỏi bổ sung:
Nhân vật Cò: 1.Cò đi rừng như thế nào? (bỡ ngỡ, chậm chạp hay nhanh nhẹn, thành thạo) 2. Cò có những hiểu biết gì về sân chim, về rừng U Minh? 3. Cò đã giảng giải cho An những gì? 3. Từ những chi tiết trên, theo em, Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy? Nhân vật An:
B2: Thực hiện nhiệm vụ HS – Quan sát những chi tiết trong SGK (GV đã chiếu trên màn hình). B3: Báo cáo, thảo luận GV: – Yêu cầu HS trình bày. – Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: – Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm. – HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) – Nhận xét câu trả lời của HS. – Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau. |
Kết luận: -Từ các nhân vật như tía nuôi, Cò, An -> chân dung những người con phương Nam vừa gần gũi, bình dị, hồn nhiên, nhân hậu vừa mạnh mẽ, phóng khoáng… |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Vẻ đẹp của rừng U Minh (24’) |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [8]
Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu về vẻ đẹp của rừng U Minh HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– Hỏi: Qua cái nhìn của An, thiên nhiên rừng U Minh hiện lên như thế nào? – Chia nhóm cặp đôi. – Phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho các nhóm B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: làm việc cá nhân, làm việc nhóm cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ học tập. GV: – Dự kiến KK: HS – Tháo gỡ KK bằng cách đặt câu hỏi phụ B3: Báo cáo, thảo luận GV: – Yêu cầu HS trình bày. – Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS – Các nhóm cặp đôi khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) – Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các cặp đôi. – Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau. |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||
III. TỔNG KẾT | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mục tiêu: [2]; [3]
Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi để khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung và những điều rút ra từ văn bản. HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi của giáo viên. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? ? Nội dung chính của văn bản “Đi lấy mật”? ? Sau khi học xong văn bản “Đi lấy mật”, em học tập được điều gì về cách lựa chọn đề tài, về cách kể chuyện và về việc lựa chọn chi tiết của tác giả khi kể chuyện? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ cá nhân và ghi câu trả lời ra giấy. GV hướng theo dõi, quan sát HS làm việc cá nhân, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS báo cáo kết quả làm việc cá nhân, HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần). GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các HS. B4: Kết luận, nhận định – GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS. – Chốt nội dung phần tổng kết lên màn hình và chuyển dẫn sang nội dung sau. |
1. Nghệ thuật
– Sử dụng ngôn ngữ đối thoại. – Miêu tả tâm lí nhân vật. 2. Nội dung – Kể về những trải nghiệm đi rừng, cách thuần hóa ong rừng, cách “ăn ong” của người dân U Minh. 3. Những điều rút ra từ tác phẩm a) Về cách lựa chọn đề tài khi kể – Đề tài gần gũi b) Về cách kể – Ngôn ngữ kể tự nhiên. c) Về lựa chọn chi tiết để kể/tả. – Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để kể/tả. |
2.2 Viết kết nối với đọc (10’)
BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI VỀ GIÁO ÁN VĂN 7 TRỌN BỘ WORD VÀ PPT MIỄN PHÍ – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG.
Mục tiêu: [3]; [8]
Nội dung: Hs viết đoạn văn
Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa.
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):
Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích “Đi lấy mật”?
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
-HS lựa chọn chi tiết tiêu biểu: chi tiết miêu tả thiên nhiên rừng U Minh (không khí trong rừng, loài cây, loài vật…); chi tiết khắc họa tính cách nhân vật (ngoại hình, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ…)
-HS viết đoạn văn, GV theo dõi, hỗ trợ (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận: HS đọc đoạn văn, những HS khác theo dõi, nhận xét…
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần).
– Chiếu (đọc) đoạn văn mẫu.
Đoạn văn mẫu: Trích đoạn “Đi lấy mật” không chỉ kể về chuyến đi rừng, tìm hiểu về cách “ăn ong” của người dân U Minh mà còn miêu tả vẻ đẹp phong phú, sống động của những cánh rừng phương Nam. “Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng”. Ba câu văn ngắn nhưng người đọc như được đánh thức các giác quan từ thính giác, thị giác đến khứu giác. Vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo của rừng U Minh khiến An lâng lâng trong cảm giác ngất ngây. Qua đó ta cũng nhận ra tài quan sát tinh tế, khả năng cảm nhận, phát hiện vẻ đẹp đầy chất thơ về rừng U Minh đại ngàn của An.BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI VỀ GIÁO ÁN VĂN 7 TRỌN BỘ WORD VÀ PPT MIỄN PHÍ – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG.
|
Xem thêm:
- Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8
- Giáo án Văn 7 bài 1: Kết nối tri thức và cuộc sống
- Trọn bộ giáo án Văn 6789 theo định hướng phát triển năng lực
- 100 đề kiểm tra Ngữ văn 6