Chủ đề Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 9 với các đoạn trích: Chị em Thuý Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích là một chủ đề hay nhưng khó với các học sinh. Bởi lẽ Truyện Kiều vốn là một tác phẩm trung đại, với ngôn ngữ ước lệ tượng trưng nên khá khó tiếp cận với học sinh ngày nay. Để giúp các em ôn tập hiệu quả Truyện Kiều, Tư liệu Ngữ văn THCS mời thầy cô và các em cùng tham khảo bộ đề đọc hiểu chủ đề Truyện Kiều. Hi vọng bộ đề đọc hiểu này sẽ hữu ích cho thầy cô và các em trong việc ôn tập.
08 ĐỀ ĐỌC HIỂU TRUYỆN KIỀU
-
PHIẾU ĐỌC HIỂU TRUYỆN KIỀU SỐ 1
Cho câu thơ sau:
“Ngày xuân con én đưa thoi”
(Trích “Truyện Kiều”)
Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo. Những câu thơ em vừa chép thuộc đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu tên tác giả?
Câu 2: Theo em, hình ành “con én đưa thoi” trong đoạn thơ được hiểu như thế nào?
Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có một bài thơ sử dụng hình ảnh “thoi”. Em hãy chép lại câu thơ đó và ghi rõ tên tác phẩm, tác giả? Nghĩa chung hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ này là gì?
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận qui nạp, trình bày cảm nhận của em về cảnh ngày xuân trong đoạn thơ đã dẫn ở trên. Trong đoạn có sử dụng câu dùng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép.
08 ĐỀ ĐỌC HIỂU TRUYỆN KIỀU
GỢI Ý
|
Chép ba câu thơ tiếp theo, vị trí đoạn trích và tác giả:
– Chép tiếp ba câu thơ: “Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” – Xuất xứ: Văn bản “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều) – Tác giả: Nguyễn Du |
|
Hình ảnh “con én đưa thoi” trong đoạn thơ:
Hình ảnh “con én đưa thoi” có thể hiểu theo hai cách: – Cánh én chao liệng đầy trời. – Thời gian trôi rất nhanh tựa như những cánh én vụt bay trên bầu trời –> Mùa xuân chín mươi ngày thì sáu mươi ngày đã trôi qua |
|
Chép câu thơ cũng sử dụng hình ảnh “thoi”, nêu tên tác giả, tác phẩm. Nghĩa chung hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ:
– Chép đúng câu thơ: “Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biền muôn luồng sáng” – Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” – tác giả Huy Cận – Nghĩa chung của hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ: rất nhiều, tấp nập và nhanh. |
|
Viết đoạn văn trình bảy cảm nhận của em về cảnh ngày xuân trong đoạn thơ đã dẫn ở trên:
– Hình ảnh ẩn dụ “con én đưa thoi” + “thiều quang” -> Hình ảnh khái quát về khung cảnh thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân. – Bức tranh tuyệt mĩ: + Hình ảnh “cỏ non”, “chân trời”, “bông hoa lê” đã mở ra một cảnh tượng khoáng đạt. + Màu sắc của cỏ non xanh, bông hoa lê trắng là sự kết hợp hài hòa tuyệt diệu + Đảo ngữ “trắng điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động –> Tâm hồn con người hồn nhiên, nhạy cảm, tha thiết với thiên nhiên. => Ngòi bút tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm, gợi nhiều hơn tả đã tạo nên bức tranh tuyệt mĩ. |
-
PHIẾU ĐỌC HIỂU TRUYỆN KIỀU SỐ 2
Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
(Trích Truyện Kiều)
Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoan trích trên có nghĩa là gì?
Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ trong đoạn thơ đã góp phần khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân như thế nảo?
Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ sử dụng phép đảo ngữ để khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân. Em hãy chép lại những câu thơ tương tự và cho biết đó là bài thơ nào? Do ai sáng tác? So sánh cách sử dụng phép đảo ngữ của các tác giả trong cả hai bài thơ.
Câu 4: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10-12 câu, nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần biệt lập
GỢI Ý
|
Giải nghĩa từ “Thiều quang” trong đoạn trích trên:
Giải thích từ “thiều quang : ánh sáng đẹp của ngày xuân. |
|
Phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng:
– Phép đảo ngữ: “trắng điểm”. – Tác dụng: Nghệ thuạt đảo ngữ “trắng điểm” làm cho cảnh vật trờ nên sinh động chứ không tĩnh tại không chỉ nhấn mạnh thần sắc của hoa lê mà còn tạo sự bất ngờ về vẻ mới mẻ, tinh khôi của sự vật. |
|
Chép lại những câu thơ sử dụng đảo ngữ trong bài thơ khác, cho biết tác giả. So sánh cách sử dụng phép đảo ngữ của các tác giả trong cả hai bài thơ:
– Chép câu thơ tương tự: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc” – Tên bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải – So sánh: + Giống: nhấn mạnh sức sống của cảnh vật + Khác: ⚫ Cảnh ngày xuân: nhấn mạnh màu sắc -> sự mới mẻ, tinh khôi của sự vật ⚫ Mùa xuân nho nhỏ: nhấn mạnh trạng thái hoạt động -> sức sống của sự vật. |
|
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ trên:
– Hình ảnh ẩn dụ “con én đưa thoi” + “thiểu quang” –> Hình ảnh khái quát về khung cảnh thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân. – Bức tranh tuyệt mĩ: + Hình ảnh “cỏ non”, “chân trời”, “bông hoa lê” đã mở ra một cảnh tượng khoáng đạt. + Màu sắc của cỏ non xanh, bông hoa lê trắng là sự kết hợp hài hòa tuyệt diệu + Nghệ thuật đào ngữ “trắng điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động. Tâm hồn con người hồn nhiên, nhạy cảm, tha thiết với thiên nhiên. => Ngồi bút tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm, gợi nhiều hơn tả đã tạo nên bức tranh tuyệt mĩ. |
-
PHIẾU ĐỌC HIỂU TRUYỆN KIỀU SỐ 3
08 ĐỀ ĐỌC HIỂU TRUYỆN KIỀU
Cho đoạn thơ sau:
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Câu 1: Những câu thơ trên trong đoạn trích nào? Của ai? Hãy nêu ngắn gọn nội dung của những câu thơ đó?
Câu 2: “Nao nao” là một từ láy diễn tả tâm trạng con người, vậy mà Nguyễn Du lại viết: “Nao nao dòng nước uốn quanh”. Cách dùng từ như vậy mang lại ý nghĩa như thế nào cho câu thơ?
Câu 3: Trong Truyện Kiều, cách dùng từ tả tâm trạng người để tả cảnh vật không chỉ xuất hiện một lần. Hây chép lại hai câu thơ liền nhau trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có cách dùng từ như vậy
Câu 4: Viêt đoạn văn theo cách lập luận Tổng – Phân – Hợp khoảng 12 câu diễn tả cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và phép thế đề liên kết câu.
GỢI Ý
|
Xuất xứ, tác giả và nội dung đoạn trích:
– Đoạn trích Cảnh ngày xuân – Tác giả: Nguyễn Du – Nội dung đoạn thơ: Cảnh buổi chiều mùa xuân khi tan hội và tâm trạng của con người (hoặc cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về). |
|
Từ láy “nao nao” và giá trị dùng từ:
– Chữ “nao nao” đâu chỉ gợi về hình dòng nước chảy liu diu, thoáng chút gợn trên bề mặt, mà còn diễn tả một nỗi buồn dịu nhẹ đang lan tỏa. – Cảnh gợi cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một npày vui xuân đang còn và linh cảm về cuộc gặp gỡ định mệnh với nam mồ nàng Đạm Tiên bất hạnh và chàng thư sinh phong tư tài mạo hơn người Kim Trọng. |
|
Câu thơ tả cảnh mang tâm trạng;
“Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu.” |
|
Viết đoạn văn diễn tả cảm nhận của em về đoạn thơ trên:
– Sáu câu thơ cuối miêu tà cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về. – Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân, rất êm dịu: ánh nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang. Mọi cử động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Một bức tranh thật đẹp, thanh khiết. – Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và không gian: Không còn bát ngát, trong sáng, không còn cái không khí đông vui náo nhiệt của lễ hội, tất cả đang nhạt dần, lặng dần. – Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Đặc biệt, hai chữ “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Hai chữ “thơ thẩn” có sức gợi rất lớn, chị em Kiều ra về trong sự bần thần nuối tiếc, lặng buồn, “dan tay” tưởng là vui nhưng thực ra là chia sẻ cái buồn không thể nói hết. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đã hé mở vẻ đẹp của một tâm hồn thiếu nữ tha thiết vơi niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng. => Đoạn thơ hay bởi đã sử dụng các bút pháp cổ điển: tả cảnh gắn với tả tình, tả cảnh ngụ tình, tình và cảnh tương hợp. |
PHIẾU ĐỌC HIỂU TRUYỆN KIỀU SỐ 4
Trong “Truyện Kiều” có đoạn miêu tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh rất hay:
“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quẩn như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay..”
Câu 1: Nêu rõ tên tác giả và nguồn gốc của Truyện Kiều.
Câu 2: Trong khung cảnh lễ hội trên có hai hoạt động chính được diễn ra. Đó là những hoạt động nào? Em hiểu gì về ý nghĩa của những hoạt động đó?
Câu 3: Viết một đoạn văn theo phép lập luận qui nạp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trên.Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu có thành phần biệt lập tình thái.
08 ĐỀ ĐỌC HIỂU TRUYỆN KIỀU
GỢI Ý
|
Nêu rõ tên tác giả và nguồn gốc của Truyện Kiểu:
– Tác giả: Nguyễn Du – Nguồn gốc: dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). |
|
Hai hoạt động chính và ý nghĩa của các hoạt động đó:
– Hai hoạt động: lễ tảo mộ và hội đạp thanh. – Ý nghĩa: + Lễ tảo mộ: đi viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ của người thân nhằm thể hiện sự tưởng nhớ người thân, lòng biết ơn đối với tổ tiên ông bà, thế hệ đi trước. + Hội đạp thanh: đi chơi xuân ở chốn đồng quê => Thể hiện đời sống tinh thần phong phú, sự khao khát những điều may mắn sẽ đến trong năm mới. |
|
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bức tranh lễ hội:
* Cảnh hội (được miêu tả qua điểm nhìn của nhân vật Thúy Kiều): – Chỉ rõ sự khéo léo của tác giả trong việc sử dụng hệ thống các từ láy, từ ghép hai âm tiết gợi không khí lễ hội rộn ràng. + Các danh từ gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến hội. + Các động từ gợi tà sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội. + Các tính từ: gợi tả tâm trạng tươi vui náo nức của người đi hội. – Các hình ảnh ẩn dụ, so sánh: Tô đậm không khí tấp nập đông vui của từng đoàn người, ngựa xe… đi chơi hội. Nhộn nhịp nhất là các nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân. * Cảnh lễ: Từ láy, phép liệt kê gợi tả nhừng hoạt động của lễ tảo mộ: sửa sang phần mộ, thắp hương, đốt vàng mã để tường nhớ người thân đã khuất… |
-
PHIẾU ĐỌC HIỂU TRUYỆN KIỀU SỐ 5
Khi khắc họa bức chân dung của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 1: Xác định thành ngữ có trong đoạn thơ trên? Em hiểu thành ngữ đó như thế nào?
Câu 2: Từ “hờn” trong câu thơ thứ hai bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Việc chép nhầm như thế có ảnh hường đến nội dung của đoạn thơ không? Vì sao?
Câu 3: Qua đoạn thơ trên, kết hợp với sự hiểu biết về đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, hãy viết đoạn văn theo phép lập luận Tổng – Phân – Hợp khoảng 14 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều, trong đoạn trích có sử dụng ít nhất một câu cảm thán và một quan hệ từ.
GỢI Ý
|
Xác định thành ngữ, gỉải nghĩa thành ngữ đó:
– Thành ngữ: Nghiêng nước nghiêng thành – Ý nghĩa: Ý chỉ người con gái đẹp tuyệt vời có thể làm người ta say mê đến nỗi mất nước, mất thành. |
|
Phân biệt từ “buồn” với từ “hờn”:
– Từ “hờn” nói lên sự đố kị, ghen ghét của tạo hóa (thiên nhiên) đối với sắc đẹp của Kiều ngầm thông báo số phận Kiều: trắc trở, éo le, đau khổ. – Việc chép nhầm. Rất ảnh hưởng đến nội dung của câu thơ vì sẽ không dự báo được số phận nhân vật. |
|
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều:
– Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng bút pháp nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ” (nước mùa thu), “xuân sơn” (núi mùa xuân), hoa, liễu. Nét vẽ thiên gợi, tạo ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. – Vẻ đẹp ấy được gợi tả qua đôi mắt Kiều, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. – Hình ảnh ước lệ “làn thu thuỷ”: Làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt. Còn hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn” – nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung. – “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” : vẻ đẹp quá hoàn mĩ và sắc sảo của Kiều có sức quyến rũ lạ lùng khiến thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng đố kỵ, ghen ghét, báo hiệu lành ít, dữ nhiều. |
-
PHIẾU ĐỌC HIỂU TRUYỆN KIỀU SỐ 6
Trong đoạn trích ‘Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du viết:
“Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm. ”
Câu 1: Đoạn trích trên nằm ờ phần nào của “Truyện Kiều”? Tại sao dân gian lại quen gọi “Đoạn trường tân thanh” là “Truyện Kiều”?
Câu 2: Giải nghĩa thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”? Những suy nghĩ của Kiều về cha mẹ đã thể hiện vẻ đẹp nào trong tâm hồn nàng?
Câu 3: Từ những suy nghĩ của Thúy Kiều trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu” ngày nay?
GỢI Ý
|
Vị trí đoạn trích và vì sao dân gian lại quen gọi “Đoạn trường tân thanh” là “Truyện Kiều”?
– Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần II: Gia biến và lưu lạc – Về tên gọi: Dân gian quen gọi “Đoạn trường tân thanh” là “Truyện Kiều” vì: Truyện viết về cuộc đời nhân vật chính là Thúy Kiều, đồng thời gọi như vậy sẽ dễ nhớ. |
|
Nghĩa thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” và vẻ đẹp nào trong tâm hồn nàng Kiều:
Giải nghĩa thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”: Mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đông trơi lạnh giá thì vào nằm trước trong giường (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. => Ý cả câu nói về sự lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ. |
|
Viết đoạn văn nghị luân xã hội trình bày suy nghĩ cùa em về chữ “hiếu” của con cái đôi với cha mẹ trong cuộc sống ngày nay:
– Khi ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên đi cảnh ngộ của mình để nghĩ những người thân. Điều đó chứng tỏ Kiều là người con gái có tấm lòng vị tha, hiếu thảo đáng trân trọng. – Suy nghĩ về chữ “hiếu” của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống ngàỵ nay. – Giãi thích thế nào lả có “hiếu” với cha me. – Biểu hiện của sự hiếu thảo với cha mẹ. (Xưa-nay) – Người Việt Nam hiện đại vẫn rất đề cao chữ “hiếu” , tuy nhiên do hoàn cảnh xã hội thay đổi nên cách ứng xử của con cái đối với cha mẹ sao cho trọn hiếu cũng thay đổi. – Hiếu không chỉ là nhớ ơn chín chữ, không chỉ là quạt nồng ấp lạnh mà còn là cố gắng tu dưỡng rèn đức, luyện tái để trở thành con ngoan, thành người có ích cho xã hội, thỏa lòng mong ước và công lao dưỡng dục của cha mẹ. – Nêu ý nghĩa sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ. – Phê phán những hành động trái với đạo lí, chà đạp tình mẫu tử, phụ tử thiêng liêng. Những hành động đó đáng bị xã hội lên án. – Bài học nhận thức và hành động. Dù trong xã hội nào con cái cũng phải có hiếu với cha mẹ, đó là đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam… |
-
PHIẾU ĐỌC HIỂU TRUYỆN KIỀU SỐ 7
Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
Câu 1: Đoạn trích nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Vị trí đoạn trích thuộc phần nào cùa tác phẩm? Nội dung phần đó?
Câu 2: Tìm hai điển cố trong đoạn trích và nêu hiệu quà nghệ thuật của cách sử dụng điền cố đó.
Câu 3: Giải nghĩa từ “chén đồng”. Chỉ ra một thành ngữ, giải nghĩa thành ngữ đó và cho biết tác dụng?
Câu 4: Trong đoạn trên, tại sao nói về nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng tác giả sử dụng từ “tưởng” còn khi nói về nỗi nhớ của Kiều với cha mẹ nhà thơ lại dùng từ “xót”.
Câu 5: Đoạn thơ trên đã diễn tả nỗi nhớ thương của Kiều với Kim Trọng và cha mẹ. Có ý kiến cho rằng: “Nếu Nguyễn Du miêu tả Kiều nhớ cha mẹ trước, nhớ người yêu sau thì phải đạo làm con hơn.” Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Câu 6: Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng câu bị động và thành phần khởi ngữ.
GỢI Ý
|
Xuất xứ và vị trí đoạn trích. Nội dung đoạn trích:
– Đoạn thơ thuộc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, trong tác phẩm Truyện Kiều cùa Nguyễn Du. – Vị trí đoạn trích: Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc – Nội dụng đoạn trích: Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiểu ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. |
|
Xác định hai điển cố và hiệu quả sử dụng của chúng:
– Hai điển cố: Sân Lai, gốc tử. – Hiệu quả sử dụng: + Bộc lộ được lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ, ngầm so sánh Kiều với những tấm gương chí hiếu xưa. + Khiến lời thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng hơn, phù hợp với việc ca ngợi tình cảm hiếu thảo hiếm có của Kiều. |
|
Giải nghĩa từ “chén đồng”. Chỉ ra một thành ngữ, giải nghĩa và cho biết tác dụng của thành ngữ dó;
– “chén đồng”: Chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau. – Thành ngữ: Quạt nồng ấp lạnh. – Giải nghĩa: Mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đông, trời lạnh giá thì vào nằm trước trong giường (ấp chiếu khăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. Ý ca câu nổi về sự lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ. => Tác dụng: Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn Thúy Kiều: nỗi nhớ thương cha mẹ, tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. |
|
Nói về nỗi nhớ cùa Kiều với Kim Trọng tác gỉả sử dụng từ “tưởng” còn nói về nỗi nhớ của Kiều với cha mẹ lại dùng từ “xót”:
– Từ “Tưởng”: trong câu thơ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” nghĩa là: nhớ về, hồi tưởng lại, mơ tới. Từ này bộc lộ chính xác nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều. Nỗi nhớ của một tình yêu đắm say trong sáng gắn với những kỉ niệm ngọt ngào. – Từ “xót”: trong câu “Xót người tựa cửa hôm mai” nghĩa là yêu thương, thấm thía, xót xa. Từ ngày đã bộc lộ rõ tình yêu thương, lòng hiếu thảo hết mực của nàng với cha mẹ trong hoàn cảnh phải cách xa, li biệt. => Cách sử dụng từ ngữ hết sức chuẩn xác và tinh tế của Nguyễn Du. |
|
Để Kiều nhớ về Kim Trọng trước vì:
– Không thể để Kiều nhớ về cha mẹ trước nhớ về Kim Trọng sau. – Trước hết, nàng đau đớn nhớ tới chàng Kim, điều này vừa phù hợp với quy luật tâm lý, vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. – Kiều nhớ Kim Trọng trước rồi mới nhớ đến cha mẹ vì nàng cảm thấy mình có lỗi không giữ được lời hẹn ước với chàng Kim. Còn với cha mẹ dù sao Kiều cũng đã phần nào làm tròn chữ hiếu khi bán mình cứu cha và em. |
|
Viết đoạn văn làm rõ phẩm chất của Kiều:
* Lòng thủy chung, tình yêu mãnh liệt: – Nhớ Kim Trọng da diết – Xót xa khi nghi đến cảnh Kim Trọng ngày đêm ngóng chờ mình – Khẳng định tình yêu của mình với Kim Trọng không bao giờ phai nhạt * Lòng hiếu thảo hết mực với cha mẹ: – Hiểu rõ tấm lòng đau đớn, nhớ nhung con của cha mẹ, vì thế mà càng xót xa hơn khi nghĩ đến cảnh cha mẹ vì mình mà võ võ ngóng trông – Lo lắng vì mình không thể ờ gần để ngày đêm phụng dưỡng song thân. – Xót xa nghĩ đến cảnh cha mẹ mỗi ngày một già yếu mà mình thì vẫn ở “bên trời góc bể”. * Lòng vị tha hết mực: -Trong cảnh ngộ bị lưu lạc, đọa đày trong chốn lầu xanh, nàng vẫn luôn nghĩ và lo lắng cho người thân hơn cả lo nghĩ cho bản thân mình. – Nàng luôn tự trách, tự nhận lỗi về mình trong mọi việc. |
-
PHIẾU ĐỌC HIỂU TRUYỆN KIỀU SỐ 8
Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có những câu thơ:
“…Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trong ngọn nựớc mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đat một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
(SGK Ngữ Vãn 9, tập một)
Câu 1: Những câu thơ trên thuộc đoạn trích nào? Nêu vị trí của đoạn trích trong kết cấu “Truyện Kiều”.
Cáu 2: Những câu thơ trên thể hiện tâm trạng gì của nhân vật? Bút pháp nghệ thuật đặc sắc nào đã được tác giả sử dụng trong đoạn trích? Chép lại một câu thơ cũng sử dụng bút pháp nghệ thuật này trong một văn bản khác của “Truyện Kiều” mà em đã học trong chương trình Ngữ Văn 9. Nêu rõ tên văn bản đó.
Câu 3: Từ “chân” trong câu thơ “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu dùng với nghĩa chuyển, từ “chân” đã được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Câu 4: Bằng một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận Tổng hợp – Phân tích – Tồng hợp, có sử dụng ít nhất một lời gián tiếp, một câu cảm thán, hãy phân tích đoạn thơ đề bài đã cho để làm rõ tâm trạng nhân vật.
GỢI Ý
|
Nêu xuất xứ và vị trí, nội dung đoạn trích:
– Xuất xứ: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” – Vị trí: Thuộc phần 2 của Truyện Kiều “Gia biến và lưu lạc” – Nội dung đoạn trích: Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bá vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. |
|
Tâm trạng của nhân vật, bút pháp nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng trong đoạn trích, chép câu thơ cùng nghệ thuật:
– Tâm trạng đau buồn, lo sợ của Thúy Kiều trước một cuộc sống mênh mông, vô định đầy đe dọa. – Bút pháp tả cảnh ngụ tình. – Chép câu thơ: “Nao nao dòng nước uốn quanh”; trích trong văn bản “Cảnh ngày xuân”. |
|
Từ “chân” trong “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”:
– Từ “chân” trong câu “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” được dùng theo nghĩa chuyển. – Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ |
|
Viết đoạn văn làm rõ tâm trạng nhân vật:
– Hai câu đầu: cảnh cánh buồm thấp thoáng trên cửa bể chiều hôm => Gợi lên trong lòng Kiều nỗi cô đơn, nhớ nhà. – Câu 3, 4: Cảnh hoa trôi giữa dòng nước chảy ẩn dụ cho thân phận chìm nổi của Kiều => Tâm trạng lo lắng của nàng trước tương lai mịt mờ. – Câu 5, 6: Cảnh nội cỏ rầu rầu và chân mây mặt đất cùng một màu xanh héo úa => nỗi chán ngán, vô vọng của Kiều trước cuộc sống tẻ nhạt, bế tắc – Câu 7, 8: Cảnh thiên nhiên dữ dội với gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng ầm ầm => Dự cảm về một tương lai đầy sóng gió. – Những đặc sắc nghệ thuật: + Bút pháp tả cảnh ngụ tình. + Phân tích được giá trị của các biện pháp nghệ thuật như từ láy, câu hỏi tu từ, điệp ngữ, hình ảnh mang nhiều tầng ý nghĩa. Nguồn: Ươm Mầm Văn – Nhóm Hoa Hải Đường
Xem thêm:
|