Trong chương trình Ngữ văn 6, truyện ngụ ngôn là một mảng kiến thức vô cùng thú vị. Có rất nhiều cách để dạy cho hay, dạy cho vui. Nhưng thầy cô thử nhìn lại hệ thống câu hỏi của mình nào?
Trên đây là hệ thống các câu hỏi khai thác văn bản mà mình lấy từ một giáo án được coi là khá chi tiết trên thuviengiaoan.
Hệ thống câu hỏi của thầy cô cũng vậy phải không nào?
Thầy cô có nhận thấy điều gì không?
Những câu hỏi quá đơn giản, thiên về tái hiện chi tiết, hỏi vụn vặn… chắc chắn sẽ khiến học sinh nhàm chán.
Tư liệu Ngữ văn THCS xin gợi ý các hoạt động đổi mới để bài dạy truyện ngụ ngôn được hấp dẫn hơn. Với mong muốn thầy cô hãy để học sinh là người được tìm hiểu, khám phá văn bản. Với những gợi ý này, thầy cô có thể dạy riêng từng bài, cũng có thể gộp lại thành chủ đề truyện ngụ ngôn. Cụ thể các hoạt động như sau:
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề
Cách 1: Kết hợp với kiểm tra bài cũ
– Giáo viên tổ chức trò chơi: Nhìn tranh đoán truyện.
– GV đưa ra các bức tranh có liên quan đến các văn bản, yêu cầu hs nêu tên truyện.

Ví dụ: Thánh Gióng

Em bé thông minh
Chỉ cần tìm tên truyện trên google, các thầy cô có thể tìm được vô số ảnh đẹp.
Nếu muốn trò chơi khó hơn một chút, bức tranh sẽ chỉ là những hình ảnh liên quan đến câu chuyện. Ví dụ:

Niêu cơm thì đích thị là Thạch Sanh rồi phải không nào?
Trong các bức ảnh đó, sẽ có cả các bức ảnh của truyện ngụ ngôn (Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi…). Bản thân mình thường cố gắng biến hoạt động kiểm tra bài cũ thành hoạt động dẫn dắt bài mới, vừa tiết kiệm thời gian lại vừa logic, tránh tạo cảm giác hụt hẫng, ngắt quãng bài học.
Sau khi chiếu các bức ảnh, gv yêu cầu hs làm việc theo nhóm, ghi lại tên các văn bản và phân loại thành các nhóm. Từ đó có 3 nhóm: truyện cổ tích; truyền thuyết; truyện ngụ ngôn. Nếu cần thì nhắc lại khái niệm truyện cổ tích, truyền thuyết luôn. Sau đó là giới thiệu về truyện ngụ ngôn và vào bài.
Cách 2: Đuổi hình bắt chữ
GV chiếu những bức tranh liên quan đến các truyện ngụ ngôn, sau đó giới thiệu về thể loại này.
Há miệng chờ sung (trong ảnh là táo cũng không sao cả nhé).

Con cáo và chùm nho

Ôm cây đợi thỏ
Ở đây mình giới thiệu thêm cả các truyện ngụ ngôn của nước ngoài với mong muốn hs có hiểu biết rộng hơn về truyện ngụ ngôn chứ không phải chỉ chăm chăm vào văn bản trong sách giáo khoa. Truyện nào các con không biết thì thầy cô kể thêm cho các con, càng thú vị phải không nào?

Con cáo và chùm nho

Ôm cây đợi thỏ
Ở đây mình giới thiệu thêm cả các truyện ngụ ngôn của nước ngoài với mong muốn hs có hiểu biết rộng hơn về truyện ngụ ngôn chứ không phải chỉ chăm chăm vào văn bản trong sách giáo khoa. Truyện nào các con không biết thì thầy cô kể thêm cho các con, càng thú vị phải không nào?
Hoạt động 2: Đọc văn bản
GV cho hs đọc nhanh văn bản, giải nghĩa các từ khó. Ở bước này, gv nào thích thì có thể cho hs tìm hiểu về khái niệm truyện ngụ ngôn, không thì để các con học xong các văn bản rồi mới giúp ra kết luận về thể loại càng tốt.
Hoạt động 3: Bài học của truyện Ếch ngồi đáy giếng (Nếu làm theo chủ đề thì hai nhóm chung 1 truyện).
GV áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn.
Hs có 2 phút ghi tất cả bài học mà mình rút ra được từ câu truyện ra mép của tờ giấy A0.
Sau đó, có 2 phút tập hợp, thảo luận và ghi lại tất cả các bài học được nhóm thống nhất vào chính giữa của tờ giấy A0.
Nếu không có giấy A0, GV hoàn toàn có thể tận dụng giấy nhớ (sticky note), giấy A4. Giấy gì cũng được, miễn là làm đủ hai bước: làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
Cuối cùng, GV chốt các bài học lên bảng. Cách nhanh nhất là mỗi nhóm nói một bài học theo vòng tròn, nhóm sau không trùng nhóm trước cho đến hết. Với mỗi bài học, giáo viên có thể hỏi để hs lí giải. Các thầy cô sẽ thấy ngoài những bài học mà mình không cần nói các con cũng phát hiện ra: không nên chủ quan, kiêu ngạo… thì các con còn phát hiện ra rất nhiều bài học đắt giá khác: khi tham gia giao thông phải quan sát cẩn thận; phải là người cư xử khéo léo, hòa nhã với mọi người. Quá tuyệt phải không nào?
Cuối cùng, GV cho hs ghi nhanh các bài học vào vở. Có thể ghi theo dạng sơ đồ tư duy: Ếch ở trong giếng – hoàn cảnh; tính cách, bài học… Ếch ở ngoài giếng – thái độ, hậu quả, bài học…
(Nếu vẫn lo lắng hs không nhớ hết được kiến thức theo kiểu thầy cô vẫn cho các con ghi thường ngày, có thể tạo thành trò chơi rung chuông vàng; đường lên đỉnh Olympia…) để hỏi nhanh về kiến thức).
Hoạt động 4: Sáng tạo
GV cho các nhóm bốc thăm nhiệm vụ, hoặc tự lựa chọn: sân khấu hóa, vẽ tranh, viết tiếp truyện hoặc thay đổi phần kết cho truyện rồi lên thuyết trình. Vì có nhiệm vụ này nên nếu các thầy cô dạy theo chủ đề sẽ có nhiều thời gian để làm sản phẩm hơn, sản phẩm về nhiều văn bản nên cũng đa dạng hơn.

Chúc các thầy cô luôn có những tiết học vui vẻ và đầy sáng tạo.
Tư liệu Ngữ văn THCS