“Từ trái nghĩa” là một bài Tiếng Việt có trong chương trình Ngữ văn 7 tập một. Khái niệm từ trái nghĩa các con học sinh đã được học từ hồi tiểu học. Do đó, tiết học này chỉ nhằm mục đích củng cố, khắc sâu kiến thức cho các con.
Tư liệu Ngữ văn THCS xin được gợi ý một số cách tổ chức giờ học này sao cho sinh động, hấp dẫn.
Hoạt động 1: Khởi động
Cách 1: Điền từ vào thành ngữ
GV chia lớp thành các nhóm, tùy thuộc vào số thành viên trong lớp. Chú ý một nhóm không quá 6 bạn.
GV phát các phiếu có các thành ngữ được bỏ trống các từ trái nghĩa. Ví dụ: Mắt … mắt …..
Các nhóm điền nhanh (hoặc có các mảnh để hs dán) trong vòng 2 phút.
Cách 2: GV chiếu các bức tranh đuổi hình bắt chữ. Các bức tranh này GV có thể tìm trên mạng hoặc tự làm. Ví dụ về “mắt nhắm mắt mở:
Còn đây là “chân ướt chân ráo”:
Bảy nổi ba chìm:
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm
– Các thầy cô hãy biến hoạt động khởi động thành một phần của bài, lấy luôn ngữ liệu trong phần khởi động để tìm hiểu kiến thức. Như vậy mới khiến hoạt động này không bị “phí’, đồng thời tiết kiệm thời gian.
Với cách 1, các thầy cô yêu cầu các con gọi tên các cặp từ điền vào chỗ trống, thảo luận và nhắc lại khái niệm.
Với cách 2, các thầy cô có thể yêu cầu các con tìm điểm chung giữa các câu thành ngữ –> thảo luận khái niệm.
Hoạt động 3: Thi tìm từ nhiều nghĩa.
GV cho từ già, từ tươi, từ yếu, từ xấu, các nhóm sẽ tìm tất cả các nghĩa của các từ này (làm xong hđ này là xong luôn BT2).
Sau khi các nhóm tìm xong, GV yêu cầu các nhóm đổi phiếu, chấm chéo, bổ sung cho nhau và tìm từ trái nghĩa với từng trường hợp nghĩa. Từ đó yêu cầu các nhóm rút ra kết luận.
Hoạt động 4: GV đưa ra các câu thơ trong các bài Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư. Các nhóm bình/vẽ tranh minh họa… –> từ dó rút ra tác dụng của từ trái nghĩa. Có thể yêu cầu các nhóm thay từ trái nghĩa bằng từ khác rồi nhận xét.
Sau hoạt động này, GV nên cho các con động não: nhắc lại kiến thức đã học, mỗi nhóm nói một ý, nhóm sau không trùng nhóm trước.
Cuối cùng là làm bài tập.
Chúc các thầy cô có tiết học vui tươi, hiệu quả!