CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
KHĂN TRẢI BẢN
• Bước 1: Chia học sinh thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm khoảng từ 4 – 6 học sinh, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0, bảng phụ…. Giao nhiệm vụ, chủ đề cần thảo luận, tìm hiểu cho từng nhóm.
• Bước 2: Các nhóm tiến hành làm việc. Đầu tiên chia giấy A0/bàng phụ thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên trong nhóm. Mỗi học sinh ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh đó. Có thể mô tả sơ đồ tổ chức trên giấy A0/bảng phụ như sau:
Sơ đồ kĩ thuật “Khăn trải bàn”
• Bước 3: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ và trả lời câu hỏi, nhiệm vụ đặt ra cần giải quyết, viết ý kiến vào phần giấy của mình trên tờ A0.
• Bước 4: Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến chung và viết vào phần chính giữa tờ giấy A0.
• Bước 5: GV sử kĩ thuật phòng tranh để tổ chức triển lãm sản phẩm của các nhóm, HS quan sát sản phẩm của nhóm bạn, GV tổng kết, chính xác hóa nội dung bài học.
KĨ THUẬT KWLH
Họ và tên học sinh:……………………………………………Lớp: …………………
1. Em đã biết gì về …..? (chủ đề/bài học này). GV yêu cầu HS điền vào cột K
2. Em có mong muốn và đề xuất gì thêm khi tìm hiểu về…..? (chủ đề/bài học này). GV yêu cầu HS điền vào cột W
3. Em đã học thêm được những gì về …? (sau khi học xong chủ đề/bài học này? GV yêu cầu HS điền vào cột L
4. Những nội dung, kiến thức nào trong chủ đề, bài học có thể được vận dụng vào cuộc sống, thực tiễn? (Học sinh điền vào cột H)
|
• Bước 1: GV tổ chức cho HS viết/động não những gì đã biết và ghi vào cột K. Trong trường hợp học sinh viết được rất ít ở cột K thì giáo viên cũng đừng lo lắng.
• Bước 2: Giáo viên hỏi học sinh những điều các em muốn biết về chủ đề và ghi vào cột W. GV có thể gợi ý khi HS không xác định được vấn đề mình muốn biết.
• Bước 3: Sau khi học sinh đã điền đầy đủ các thông tin vào cột K và cột W, giáo viên thu phiếu lại để về nhà nghiên hoặc có thể tổ chức trao đổi ngay tại lớp. Mục đích của việc tìm hiểu thông tin ở cột K và W là để GV thu nhận những mong muốn cũng như biết được những thứ học sinh đã có để tiến hành tổ chức dạy học.
• Bước 4: Sau khi đã dạy xong bài học/chủ đề mới, giáo viên phát trả lại cho học sinh phiếu KWLH mà các em đã viết trước đó, yêu cầu học sinh đọc lại và tự điền câu trả lời mà các em tìm được (trong quá trình học tập) vào cột L.
• Bước 5: GV yêu cầu HS ghi những cách thức áp dụng nội dung vừa được tìm hiểu vào những hoàn cảnh khác hoặc vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn… Ngoài ra, GV có thể gợi ý cho HS nêu hướng giải quyết những vấn đề được ghi trong cột W mà trong bài học chưa giải quyết được ở cột H.
KĨ THUẬT XYZ
Ý kiến chung của nhóm
|
3 ý kiến
|
3 ý kiến
|
3 ý kiến
|
3 ý kiến
|
3 ý kiến
|
3 ý kiến
|
X
|
Y
|
Z
|
Số người
|
Số ý kiến
|
Số phút
|
6 người
|
3 ý kiến
|
2 phút
|
4 người
|
2 ý kiến
|
2 phút
|
• Bước 1: Giáo viên chia lớp thánh các nhóm, mỗi nhóm từ 4-6 học sinh.
• Bước 2: Giáo viên hướng dẫn cách hoạt động theo kĩ thuật XYZ, cụ thể:
– Mỗi thành viên trong nhóm lần lượt đưa ra 1 ý kiến cho mỗi vòng, giả sử nếu số ý kiến cần lấy của mỗi thành viên là ba ý kiến thì mỗi nhóm sẽ có ba vòng chia sẻ ý kiến;
– Thư kí là người tập hợp các ý kiến của các thành viên và ghi vào một tờ giấy (trên tờ giấy nên ghi rõ ý kiến đó là của thành viên nào trong nhóm), hoặc mỗi thành viên có thể lần lượt ghi các ý kiến của mình ra một mẩu giấy nhỏ rồi tập hợp lại cho thư kí.
– Sau khi đã tập hợp đủ ý kiến, cả nhóm sẽ thảo luận để đưa ra ý kiến cuối cùng của cả nhóm dưới sự dẫn dắt của nhóm trưởng.
321
• Bước 1: Trước khi bắt đầu một chủ đề/bài học hoặc một phần trình bày nhóm, giáo viên yêu cầu học sinh lắng nghe để ghi nhận thông tin về những điểm thích thú, những góp ý và kiến nghị.
• Bước 2: Học sinh được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về vấn đề nào đó.
• Bước 3: Mỗi người/nhóm cần viết ra: 3 điều tốt mà cá nhân/nhóm tâm đắc nhất, 2 điều góp ý về điểm chưa tốt và 1 đề nghị để lần sau cải tiến tốt hơn, hoặc câu hỏi, thắc mắc về vấn đề chưa hiểu (liên quan đến phần báo cáo). Để tạo nên sự “gay cấn” trong hoạt động này, giáo viên yêu cầu nhóm nhận xét sau không được trùng lặp với những lời nhận xét của nhóm trước.
• Bước 4: Sau khi thu thập ý kiến, giáo viên và học sinh cùng tổng hợp và thảo luận về các ý kiến phản hồi.
CÁC MẢNH GHÉP
Vòng 1: Nhóm chuyên sâu
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
|
|
· Vòng 1: Nhóm chuyên gia:
– GV chia lớp thành các nhóm từ 3 – 6 người.
– Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ khác nhau:
+ Nhóm xanh: Nhiệm vụ A
+ Nhóm vàng: Nhiệm vụ B
+ Nhóm đỏ: Nhiệm vụ C
– Các thành viên trong nhóm lúc này trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực mình tìm hiểu và có khả năng trình bày lại kết quả khi hoạt động ở nhóm mới hình thành.
· Vòng 2: Nhóm ghép mảnh
– Hình thành nhóm mới từ 3 – 6 người mới, bao gồm 1 – 2 người từ nhóm xanh, 1 – 2 người từ nhóm vàng và 1 – 2 người từ nhóm đỏ…
– Mỗi thành viên chia sẻ nội dung được tìm hiểu ở vòng chuyên gia
– Cả nhóm thực hiện nhiệm vụ phức hợp dựa trên kết quả của nhóm chuyên gia
– Các nhóm mới trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm vụ ở vòng 2.
TRANH LUẬN – ỦNG HỘ – PHẢN ĐỐI
Kĩ thuật này có thể tiến hành tranh luận theo nhóm hoặc toàn lớp tùy thuộc vào quỹ thời gian, mục đích… của GV.
• Bước 1: Nêu cách thức tiến hành tranh luận, các quy tắc tranh luận cho HS
• Bước 2: GV chia lớp thành hai “phe” theo hai hướng ý kiến đối lập nhau về một luận điểm cần tranh luận. Có thể chia nhóm theo nguyên tắc ngẫu nhiên hoặc theo nguyện vọng muốn đứng về phe ủng hộ hay phe phản đối.
• Bước 3: Các thành viên trong các phe đưa ra các ý kiến cá nhân/trao đổi trong nhóm và đưa ra các lập luận của cá nhân/nhóm trong quá trình tranh luận.
• Bước 4: GV tổ chức cho các nhóm đưa ra các ý kiến lập luận của nhóm mình, nhóm đồng việc bổ sung.
ĐỘNG NÃO
Quy tắc của động não
• Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên;
• Khuyến khích số lượng các ý tưởng;
Các bước tiến hành
• Bước 1: Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;
• Bước 2: Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
• Bước 3: Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
• Bước 4: Đánh giá:
• Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn
• Rút ra kết luận hành động.
ĐỘNG NÃO VIẾT
• Bước 1: Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;
• Bước 2: Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên một tờ giấy; Có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục phát triển ý nghĩ;
• Bước 3: Sau khi thu thập xong ý tưởng thì đánh giá các ý tưởng trong nhóm.
ĐỘNG NÃO KHÔNG CÔNG KHAI
Động não không công khai cũng là một hình thức của động não viết. Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình về cách giải quyết vấn đề, nhưng chưa công khai, sau đó nhóm mới thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát triển.
Ưu điểm: mỗi thành viên có thể trình bày ý kiến cá nhân của mình mà không bị ảnh hưởng bởi các ý kiến khác.
Nhược điểm: không nhận được gợi ý từ những ý kiến của người khác trong việc viết ý kiến riêng.
BỂ CÁ
Theo nhóm
HS 1
|
HS 2
|
HS 3
|
HS 4
|
HS 5
|
HS 1
|
HS 2
|
HS 3
|
HS 4
|
HS 6
|
Giai đoạn 2
|
HS 5
|
HS 6
|
Giai đoạn 1
|
Giai đoạn 1
|
Hoặc theo lớp:
HS x
|
HS 1
|
HS 2
|
HS 3
|
HS 4
|
HS 5
|
HS 6
|
HS 7
|
HS 8
|
HS 9
|
HS…
|
HS 1
|
HS …
|
HS x
|
HS 2
|
HS y
|
HS 4
|
HS 5
|
HS 6
|
HS 7
|
HS 8
|
HS 9
|
HS…
|
Giai đoạn 1
|
HS 2
|
HS …
|
HS y
|
Bảng câu hỏi cho những người quan sát
• Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không ?
• Họ có nói một cách dễ hiểu không ?
• Họ có để những người khác nói hay không ?
• Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không ?
• Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không ?
• Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không ?
• Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không ?
Ổ BI
• Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS
• Bước 2: GV nêu cách thức hoạt động nhóm
– Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài.
– Sau một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.
|
|
• Bước 3: Kết thúc thảo luận, HS sẽ chia sẻ kết quả thảo luận của mình với cả lớp hoặc nhóm ổ bi thống nhất kết quả thảo luận của nhóm ổ bi.
3 LẦN 3
Kỹ thuật “3 lần 3“ là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS. Cách làm như sau:
• Bước 1: HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (nội dung buổi thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận…).
Mỗi người cần viết ra:
– 3 điều tốt;
– 3 điều chưa tốt;
– 3 đề nghị cải tiến.
• Bước 2: Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi.