Tư liệu Ngữ văn THCS xin gửi tặng thầy cô và các em bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho thầy cô và các em trong quá trình ôn tập.
TẢI VỀ BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I TẠI ĐÂY.
TẢI VỀ BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II TẠI ĐÂY.
Xem thêm Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 6

Đặt mua 100 đề kiểm tra Ngữ văn 7 tại đây.
-
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 học kì 1
Câu 1: Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì?
A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
C. Kể về tâm trạng một cậu bé trong ngày đầu đến trường.
D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.
Câu 2: Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người con như thế nào?
A. Phấp phỏng, lo lắng.
B. Thao thức chờ đợi.
C. Vô tư, thanh thản.
D. Căng thẳng, hồi hộp.
Câu 3: Câu văn nào trong bài “Cổng trường mở ra” nói lên tầm quan trọng của nhà trường dối với thế hệ trẻ?
A. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau.
B. Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
C. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Văn bản “Mẹ tôi” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự B. Miêu tả.
C. Nghị luận D. Biểu cảm.
Câu 5: Tại sao người cha của Enrico lại viết thư cho con khi con mình phạm lỗi?
A. Vì ở xa con nên phải viết thư.
B. Vì giận con quá, không muốn nhìn mặt con.
C. Vì sợ nói trực tiếp sẽ xúc phạm đến con.
D. Vì qua thư, người cha sẽ nói được dầy đủ, sâu sắc hơn và người con sẽ hiểu điều cha nói được thấm thía hơn.
Câu 6: Cha của Enricô có thái độ như thế nào khi thấy con có lời nói thiếu lễ độ với mẹ?
A. Căm thù B. Chán nán
C. Nghiêm khắc D. Lo âu
Câu 7: Mẹ của Enricô là người như thế nào?
A. Rất chiều con.
B. Rất nghiêm khắc với con.
C. Yêu thương và hi sinh tất cả vì con.
D. Không tha thứ lỗi lầm cho con.
Câu 8: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?
A. Từ có hai tiếng có nghĩa.
B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa.
C. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp
D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Câu 9: Trong các từ sau từ nào là từ ghép?
A. Rạo rực.
B. Nhà trường
C. Bâng khâng.
D. Xao xuyến
Câu 10: Những từ “quần áo, giày nón, tập vỡ” là loại từ ghép nào?
A. Từ ghép chính phụ.
B. Từ ghép đẳng lập.
Câu 11: Nối cốt A với cột B
A B
Bút mắt
Xanh bi
Mưa gặt
Thích ngắt
Mùa ngâu
Câu 12: Điền thêm các tiếng (đứng trước hoặc sau) để tạo từ ghép chính phụ và ghép đẳng lập.
a) áo ……………………….
b) vỡ ……………………….
c) đen ……………………….
d) cười ……………………….
Câu 13: Nhân vật chính trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai?
A. Người mẹ
B. Nhân vật Thành
C. Hai anh em Thành và Thuỷ
D. Hai con búp bê Em nhỏ và vệ sĩ
Câu 14: Truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” được kể theo ngôi kể nào?
A. Người em (Thuỷ)
B. Người anh (Thành)
C. Người mẹ
D. Người kể vắng mặt.
Câu 15: Tại sao lại có cuộc chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ?
A. Vì cha mẹ đi công tác xa.
B. Vì anh em chúng không yêu thương nhau.
C. Vì chúng được nghĩ học.
D. Vì cha mẹ chúng chia tay
Câu 16: Kết thúc truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” cuộc chia tay nào không xảy ra?
A. Cuộc chia tay giữa hai anh em.
B. Cuộc chia tay giữa người cha và người mẹ.
C. Cuộc chia tay giữa hai com búp bê Em Nhỏ và Vệ sĩ.
D. Cuộc chia tay giữa bé Thuỷ với cô giáo và bạn bè.
Câu 17: Qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” theo em, tác giả muốn nhắn gởi đến mọi người điều gì?
A. Tổ ấm gia đình là vô cùng quí giá và quan trọng.
B. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn tổ ấm gia đình không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến tình cảm cao đẹp ấy.
C. Bố mẹ có trách nhiệm hàng đầu trogn việc nuôi dạy con cái.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 18: Bài ca dao: “Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
là lời của ai nói với ai?
A. Lời của người con nói với cha mẹ.
B. Lời của ông noi voi chau.
C. Lời của mẹ noi voi con.
D. Lời của chi nói vói em.
Câu 19: Dòng nào dưới đây diễn đạt chính xác định nghĩa ca dao dân ca?
A. Đó là những tác phẩm văn học truyền miệng.
B. Đó là những bản nhạc được truyền tụng từ lâu đời.
C. Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên.
D. Đó là những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian.
Câu 20: Tìm trong ca dao những câu có cặp so sánh “bao nhiêu … bấy nhiêu”
VD: “Ngó lên nuộc lạc mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạc nhớ ông bà bấy nhiêu.
- ………………………………………………………………………………………
- ………………………………………………………………………………………
- ………………………………………………………………………………………
2. Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 học kì 2
TUẦN 20
Câu 4 ( 1 điểm): (Nhận biết, kiến thức đến tuần 20, thời gian làm 3 phút)
Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ?
- Văn học dân gian
- Văn học viết
- Văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp
- Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ
Đáp án: A
Câu 5 ( 2 điểm): (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 20, thời gian làm 4 phút)
Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu “Thâm đông, hồng tây, dựng may
Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi” ?
A.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Tháng 7 hiến bò, chỉ lo lại lụt.
- Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.
- Mống đông, vồng tây, chẳng mưa đây cũng bão giật.
Đáp án: D
Câu 6 (6 điểm) : (Vận dụng, thời kiến thức đến tuần 20, thời gian làm 10phút)
Viết đoạn văn ngắn giải thích hiện tượng trong thiên nhiên: “Mưa tháng ba hoa đất
Mưa tháng tư hư đất “.
Đáp án:
Viết được đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn giải thích được hiện tượng thiên nhiên xảy ra
TUẦN 21
Câu 7 ( 1điểm): (Nhận biết, kiến thức đến tuần 21, thời gian làm 3 phút)
Đặc điểm nổi bật về hình thức của tục ngữ về con người và xã hội là gì ?
- Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh.
- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ.
- Từ và câu có nhiều nghĩa.
- Cả 3 ý trên.
Đáp án: D
Câu 8 ( 2điểm): (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 21, thời gian làm 4 phút)
Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi: ” Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất” ?
- Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.
- Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.
- Tất nhiên là đọc sách.
D.Đọc sách.
Đáp án: D
Câu 11 (6 điểm): (Vận dụng, kiến thức đến tuần 21, thời gian làm 10 phút)
Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh đẹp trường em trong đó có sử dụng câu rút gọn.
Đáp án:
Viết diễn cảm đoạn văn tả cảnh đẹp trường em về cảnh vật, con người, hoạt động chung có cảm xúc. Trong đó có sử dụng câu rút gọn ( Xác định rõ đó là rút gọn bộ phận nào ).
Xem thêm: