• Giới thiệu
  • Liên hệ
Thứ Hai, Tháng Hai 6, 2023
Tư liệu Ngữ Văn THCS
  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi
Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
Tư liệu Ngữ Văn
Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Ôn thi vào 10

52 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ÔN THI VÀO 10

Tổng hợp các đề nghị luận xã hội ôn thi vào 10 với dàn ý đầy đủ, chi tiết

Cherry Chan Đăng bởi Cherry Chan
19/07/2022
trong Ôn thi vào 10, Văn 9
0
Download
143
Chia sẻ
2.4k
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Tư liệu Ngữ văn THCS xin gửi tới thầy cô và các em 52 dàn ý nghị luận xã hội chi tiết, bám sát dạng đề thi vào 10. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho thầy cô và các em trong quá trình ôn tập.

Tham khảo thêm

50 đề thi Ngữ văn 9 – ôn luyện vào 10

01 bài văn hay: Bản chất của thành công

Hiểu thêm về 4 tên gọi của Nguyễn Du

 

STT Các chủ đề STT Các chủ đề
1 Tình mẫu tử 28 Cảm thông và chia sẻ
2 Tình phụ tử 29 Cho đi là còn mãi mãi
3 Tình cảm gia đình 30 Ý chí nghị lực
4 Tình yêu thương 31 Học đi đôi với hành
5 Tình anh em 32 Vai trò của ước mơ
6 Tình bạn 33 Vai trò của kĩ năng sống
7 Tình yêu quê hương 34 Người tử tế và lối sống tử tế
8 Lòng yêu nước 35 Ý nghĩa của lời cảm ơn
9 Lòng biết ơn thầy cô 36 Ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm
10 Lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ 37 Tác hại của lối sống vô trách nhiệm
11 Lòng biết ơn 38 Vai trò của điểm số
12 Đức tính tiết kiệm 39 Lục Vân Tiên trong CS thường nhật
13 Đức tính giản dị 40 Thực trạng hát quốc ca ở HS
14 Tự tin 41 Hiện tượng sống ảo ở giới trẻ
15 Tự lập 42 Mối quan hệ giữa thầy cô giáo với học sinh trong xã hội ngày nay
16 Tự trọng 43 Tác hại của vô cảm
17 Đức hy sinh 44 Vấn nạn bạo lực học đường
18 Khoan dung tha thứ 45 Nghiện facebook ở giới trẻ
19 Lòng dũng cảm 46 Vấn nạn thực phẩm bẩn
20 Khiêm tốn 47 Văn hóá đọc ở giới trẻ
21 Trung thực 48 Bảo vệ mẹ thiên nhiên
22 Tinh thần lạc quan 49 Đam mê
23 Tinh thần đoàn kết 50 Tác hại của bệnh giấu dốt
24 Vai trò của sách 51 Một số đoạn nghị luận liên quan đến covid 19
25 Vai trò của việc học 52 Các dẫn chứng cho văn nghị luận XH
26 Thất bại và thành công
27 Niềm tin

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI VỀ 52 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ÔN THI VÀO 10

ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

  1. Đoạn văn nghị luận xã hội về TÌNH MẪU TỬ                                              

1.Giải thích: Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, gắn bó qua lại giữa mẹ và con xuất phát từ trái tim mỗi người, là tình cảm vô bờ bến của mẹ dành cho con, là tấm lòng yêu thương, kính trọng, suốt đời không quên mẹ của con.

  1. Đánh giá, bàn luận – Trong cuộc đời có nhiều tình cảm cao đẹp nhưng thiêng liêng và cao cả hơn cả chính là tình mẫu tử.

– Tình mẹ là tình cảm đầu tiên của mỗi con người. Sau chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, giây phút được nghe đứa con bé bỏng cất tiếng khóc chào đời là giây phút hạnh phúc nhất của người mẹ. Đối với mỗi đứa con, khuôn mặt đầu tiên, nụ cười đầu tiên mà con bắt gặp chính là mẹ. Vì vậy tình mẹ là tình cảm gắn bó trong suốt cuộc đời con.

Viết đoạn văn nghị luận về tình mẫu tử siêu hay (23 mẫu)

– Hơn thế tình mẹ là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt vừa mang tinh thần cao cả. Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ.

– Mẹ là người đã sinh ra con, mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày để cho con có hình hài, dáng đứng. Quy luật của cuộc sống, không có cây thì không có quả, không có người sinh thành thì không có chúng ta. Công đức sinh thành của mẹ không gì sánh bằng.

– Mẹ không quản bao vất vả, nắng mưa đã nuôi dưỡng, chăm sóc con thành người. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ đã nuôi dưỡng con cả về vật chất và tinh thần. Lúc con ốm, con đau, cha mẹ lo lắng, chăm sóc đêm ngày, lúc con ngoan ngoãn, lớn khôn, cha mẹ sung sướng, tự hào. Mỗi bước trưởng thành của con mẹ thêm vất vả, gian nan.

– Mẹ chính là người thầy, người cô đầu tiên trong cuộc đời con, mẹ dạy bảo con bài học làm người, uốn nắn con từng lời ăn tiếng nói, chỉ bảo con từng điều hay, lẽ phải.

– Ngay cả trên bước đường đời con có vấp ngã, thất bại, buồn đau thì không ai khác, mẹ chính là điểm tựa bình yên nhất, là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho con, che chở, bảo vệ con, tiếp thêm cho con sức mạnh.

– Thử hình dung, nếu một ngày không còn mẹ trên đường đời, chắc chắn đó sẽ là ngày buồn thảm nhất, chắc chắn đứa con sẽ là người bất hạnh nhất bởi sẽ không còn mẹ để được lo lắng, yêu thương, dạy bảo, chăm sóc.

* D/C: Có biết bao câu chuyện cảm động về tình mẹ.  Người mẹ  trong câu chuyện “Người mẹ một mắt”, đã hi sinh chính con mắt của mình để “con được nhìn thế giới ”. thật cảm động biết bao. – Câu chuyện về người mẹ Nhật Bản đã dùng cả tấm thân mình che chở con trong trận động đất lịch sử khiến ai trong chúng ta cũng phải xúc động.  Dòng chữ cuối cùng người mẹ để lại trên chiếc điện thoại“Nếu con có thể sống, con phải nhớ rằng mẹ luôn yêu con” mãi là bức thông điệp về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

  1. Bàn luận MR:

+  Trong thực tế, người mẹ nào cũng yêu thương con mình, tuy nhiên cũng có nhiều người mẹ nhẫn tâm bỏ rơi con mình từ khi mới lọt lòng, hoặc vì những mục đích tầm thường mà lợi dụng con cái. Nhưng đó chỉ là hiện tượng cá biệt cần phê phán.  Tình mẹ là thiêng liêng, cao cả. Nhưng không phải người con nào cũng hiểu và cảm nhận được. Người con trong câu chuyện “Người mẹ một mắt” khi nhận ra sự hi sinh của mẹ cũng là lúc người  mẹ đã ra đi mãi mãi chẳng bao giờ có thể  đền đáp được công ơn đó nữa. Những kẻ làm con như thế đều đáng lên án, phê phán.

– Bài học: Hiếu thảo với mẹ là tình cảm đẹp đẽ nhất trong mọi tình cảm. Vì vậy, chúng ta cần ý thức rõ được điều đó đồng thời giữ gìn, nâng niu. Không có người mẹ nào có thể sống mãi cùng con cái. “Trẻ cậy cha, già cậy con”, khi về già con cái chính là điểm tựa của mẹ. Bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất còn phải dành thời gian chăm lo cả đời sống tinh thần cho mẹ. Đồng thời chia sẻ thiệt thòi với những em bé mất mẹ.

–Liên hệ: Là học sinh, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, ngay từ bây giờ, hãy chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà cha mẹ thầy cô. Đó là cách thiết thực nhất để thể hiện chữ hiếu, đạo làm con.                                                                                                                                                                                                                                                                    

2. Đoạn văn nghị luận xã hội về TÌNH PHỤ TỬ

  1. Giải thích: Tình phụ tử là tình cảm yêu thương, gắn bó qua lại giữa cha và con xuất phát từ trái tim mỗi người, là tình cảm vô bờ bến của cha dành cho con, là tấm lòng yêu thương, kính trọng, suốt đời không quên cha của con. Tình phụ tử là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng, theo suốt cuộc đời của mỗi con người.                                                                                                                                                                          2. Đánh giá, bàn luận – Trong cuộc đời có nhiều tình cảm cao đẹp nhưng thiêng liêng và cao cả hơn cả chính là tình phụ tử

– cha cùng với mẹ là người đã sinh ra con, để cho con có hình hài, dáng đứng. Quy luật của cuộc sống, không có cây thì không có quả, không có người sinh thành thì không có chúng ta. Công đức sinh thành của cha không gì sánh bằng.

– Cha không quản bao vất vả, nắng mưa đã nuôi dưỡng, chăm sóc con thành người. Lúc con ốm, con đau, cha lo lắng, chăm sóc đêm ngày, lúc con ngoan ngoãn, lớn khôn, cha sung sướng, tự hào. Mỗi bước trưởng thành của con cha thêm vất vả, gian nan.

Nghị luận tình phụ tử (9 mẫu) - Văn mẫu lớp 9

– Cha chính là người thầy, người cô đầu tiên trong cuộc đời con, cha dạy bảo con bài học làm người, uốn nắn con từng lời ăn tiếng nói, chỉ bảo con từng điều hay, lẽ phải. Cha dạy con phải đi trên chính đôi chân của mình, phải biết sống “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, phải dũng cảm đương đầu với khó khăn, thử thách.

– Ngay cả trên bước đường đời con có vấp ngã, thất bại, buồn đau thì không ai khác cha chính là điểm tựa bình yên nhất, là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho con. Cha sẵn sàng dang rộng vòng tay che chở, bảo vệ con, tiếp thêm cho con sức mạnh sau mỗi chông gai, thử thách.

– Thử hình dung, nếu một ngày không còn cha trên đường đời, chắc chắn đó sẽ là ngày buồn thảm nhất, chắc chắn đứa con sẽ là người bất hạnh nhất bởi sẽ không còn cha để được lo lắng, yêu thương, dạy bảo, chăm sóc.

– Tình cha dành cho con là bao la, vô điều kiện nhưng cách thể hiện lại khác tình yêu của mẹ. Tình cảm ấy không được biểu hiện một cách trực tiếp mà ẩn sâu trong một ánh mắt, một nụ cười, một hành động không dễ nhận ra. Tình cha thật thiêng liêng nhưng cũng thật lặng lẽ.                                                                                                            

* D/C: Có biết bao câu chuyện cảm động về tình cha. Trong câu chuyện cổ tích “Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung”, nhà quá nghèo,  hai cha con chỉ có một cái khố nên phải thay nhau mặc, thương con, trước khi chết, cha Chử Đồng Tử  trăng trối nhường khố lại cho con. Nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao là điển hình cho người cha hết mực yêu con. Vì yêu con nên lão đã chọn cái chết quằn quại, đau đớn là tự tử bằng bả chó để giữ lại mảnh vườn cho con. Đó là minh chứng cho câu nói “Bạn không cần đắn đo phân tích cha chúng ta là người như thế nào vì lúc nào cha cũng vĩ đại”.

  1.             Bàn luận MR:

– Trong thực tế, người cha nào cũng yêu thương con mình, tuy nhiên cũng có nhiều ngườicha nhẫn tâm bỏ rơi con mình từ khi mới lọt lòng, hoặc vì những mục đích tầm thường mà lợi dụng con cái. Nhưng đó chỉ là hiện tượng cá biệt cần phê phán.  Tình cha là thiêng liêng, cao cả. Nhưng không phải người con nào cũng hiểu và cảm nhận được. Vẫn có không ít người con không hiểu công lao của cha, hỗn láo, đối xử tệ bạc với cha. Những kẻ làm con như thế đều đáng lên án, phê phán.

– Bài học: Hiếu thảo với cha là tình cảm đẹp đẽ nhất trong mọi tình cảm. Vì vậy, chúng ta cần ý thức rõ được điều đó đồng thời giữ gìn, nâng niu. Không có người cha nào có thể sống mãi cùng con cái. “Trẻ cậy cha, già cậy con”, khi về già con cái chính là điểm tựa của cha. Bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất còn phải dành thời gian chăm lo cả đời sống tinh thần cho mẹ. Đồng thời chia sẻ thiệt thòi với những em bé mất cha.

-Liên hệ: Là học sinh, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, ngay từ bây giờ bằng cách chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà cha mẹ thầy cô, một cốc nước mát lành cho cha uống khi khát, một cử chỉ yêu thương, một lời nói động viên cha khi mệt. Đó là cách thiết thực nhất để thể hiện chữ hiếu, đạo làm con.

3. Đoạn văn nghị luận xã hội về  TÌNH CẢM GIA ĐÌNH   

1: Giải thích khái niệm: “Gia đình” là nơi sinh thành và nuôi dưỡng của mỗi con người, nơi có những người thân yêu nhất như ông bà, bố mẹ, anh chị em.

  1. Đánh giá, bàn luận : Tình cảm gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng với cuộc đời của mỗi con người

– Tình cảm gia đình là tình cảm đầu tiên, tự nhiên và cũng là tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người.

– Mỗi con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành đều có sự giáo dục từ truyền thống gia đình.

– Trong chiếc nôi gia đình, con người được sống trong tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh chị em ruột thịt,  từ khi lớn lên đến lúc trưởng thành con người nhận được sự đùm bọc, che chở, yêu thương từ gia đình.

– Trong chiếc nôi gia đình, con người được dạy dỗ, giáo dục nên người .

Những câu nói hay về tình cảm gia đình đầm ấm, hạnh phúc

– Hơn nữa trong cuộc sống mỗi con người không tránh khỏi những tai ương bất trắc, khi đó gia đình chính là bến đỗ bình an vô điều kiện, là chốn nương náu cuối cùng giúp con người vượt qua giông bão cuộc đời.

– Gia đình là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, lời dặn dò, lời dạy dỗ từ gia đình sẽ rheo con người suốt hành trình dài và rộng để không bạc lòng, không vấp ngã.

– Gia đình là tế bào của xã hôi, có xây dựng gia đình hạnh phúc, mới có thể tạo nên một xã hội tốt đẹp.

                                                                                                                                 

  * Dẫn chứng: – Nhân vật Nhĩ trong tác phẩm “Bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu quá nửa đời người phiêu dạt, đến khi nằm trên giường bệnh mới nhận ra điều giản dị và thiêng liêng nhất là gia đình và người vợ tần tảo với những đứa con ngoan chính là bến đỗ bình an nhất, là điểm tựa cho anh những ngày cuối cùng của cuộc đời. – Với bản thân, chúng ta được sống trong một mái ấm gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương, chăm sóc, quan tâm từ bố mẹ, ông bà, anh chị em, đó là niềm hạnh phúc lớn lao không gì sánh bằng.

 

  1. Bàn luận mở rộng:

– Tình cảm gia đình thật thiêng liêng và đáng trân trọng. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn không ít trẻ em có hoàn cảnh sống thiệt thòi, lang thang, cơ nhỡ không được hưởng hạnh phúc trong một mái ấm gia đình. – Lại có những người con được gia đình yêu thương, che chở nhưng lại sống bạc bẽo, vô cảm. – Mặt khác có không ít gia đình vẫn còn tồn tại hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng…- Có không ít bậc làm cha, làm mẹ vì sự ích kỉ, hẹp hoi mà không giữ cho con cái được hưởng mái ấm gia đình trọn vẹn. Những hành vi đó thật đáng lên án.

 

Bài  học: – Ý thức rõ vai trò của gia đình, vì vậy phải ra sức gìn giữ, bảo vệ gia đình. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, yêu gia đình là hoàn toàn đúng nhưng điều đó không có nghĩa là bao che cho những người thân làm việc sai trái với chuẩn mực và pháp luật.- Để bảo vệ gia đình hạnh phúc, cần có sự vun đắp của tất cả các thành viên trong gia đình.

 

– Liên hệ: Là học sinh, giữ gìn gia đình hạnh phúc, phải chăm ngoan học giỏi, hiếu kính với ông bà cha mẹ, anh em phải yêu thương hòa thuận. Đây cũng là truyền thống mà ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu “Một lòng…đạo con”,“Anh em… đỡ đần”

Nguồn: Sưu tầm

Xem thêm:

  • Tổng hợp kiến thức Ngữ văn 9
  • Tổng hợp dẫn chứng cho các bài nghị luận xã hội
  • Đoạn văn nghị luận xã hội ôn thi vào 10
Tags: nghị luận xã hộiÔn thi vào 10Văn 9
Chia sẻ57Tweet36
Cherry Chan

Cherry Chan

THAM KHẢO THÊM

Văn 9

50 đề thi Ngữ văn 9 – ôn luyện vào 10

Đăng bởi Cherry Chan
02/02/2023
Bi Quyet Thanh Cong 1
bài văn hay

01 bài văn hay: Bản chất của thành công

Đăng bởi Cherry Chan
16/09/2022
Bai Van Thuyet Minh Ve Tac Gia Nguyen Du So 3 611882
Khác

Hiểu thêm về 4 tên gọi của Nguyễn Du

Đăng bởi Cherry Chan
16/08/2022
9 De Doc Hieu Dong Chi
Văn 9

Bộ đề đọc hiểu văn bản “Đồng chí” – Ngữ văn 9

Đăng bởi Cherry Chan
20/07/2022
Bài tiếp
Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
Xin hãy đăng nhập để bình luận
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài mới

50 đề thi Ngữ văn 9 – ôn luyện vào 10

02/02/2023
Bi Quyet Thanh Cong 1

01 bài văn hay: Bản chất của thành công

16/09/2022
Tac Gia Tac Pham Bay Chim Chia Voi 2

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 theo thể loại – Chương trình mới

25/08/2022
Bai Van Thuyet Minh Ve Tac Gia Nguyen Du So 3 611882

Hiểu thêm về 4 tên gọi của Nguyễn Du

16/08/2022
Giao An Van 7

Giáo án Văn 7 trọn bộ Word và PPT: Bộ kết nối tri thức và cuộc sống

09/08/2022
Tac Gia Tac Pham Bay Chim Chia Voi 2

Giáo án Văn 7 Kết nối tri thức Bài 1 – Bầu trời tuổi thơ

01/08/2022
Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Tư liệu: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

29/07/2022
Download

52 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ÔN THI VÀO 10

19/07/2022
9 De Doc Hieu Dong Chi

Bộ đề đọc hiểu văn bản “Đồng chí” – Ngữ văn 9

20/07/2022
Tư liệu Ngữ Văn THCS

Tổng hợp các tài liệu, đề ôn thi các khối THCS, giúp ôn tập và tăng cường kiến thức cho giáo viên và học sinh.

TAGS

giáo án giáo án Văn Giáo án Văn 7 hiểu về tác phẩm Nam Cao nghị luận xã hội Ngữ văn 8 thi vào 10 thành ngữ thơ trữ tình truyện cổ tích trắc nghiệm văn tài liệu chuyên văn tác giả trong nhà trường Tác giả và tác phẩm Văn 9 Ôn thi vào 10 ôn tập ôn tập Ngữ văn 9 Đánh nhau với cối xay gió Đề đọc hiểu đề thi vào 10 môn Văn đề thì vào 10

FANPAGE

  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi

© 2022 Tư liệu Ngữ Văn .

Không có kết quả nào
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Văn 6
  • Văn 7
  • Văn 8
  • Văn 9
  • Học sinh giỏi

© 2022 Tư liệu Ngữ Văn .

wpDiscuz